Đại biểu Quốc hội kiến nghị sửa đổi chính sách BHXH, BHYT
Hà Nội đẩy mạnh bảo vệ môi trường, kiểm soát vi phạm xây dựng / Xử lý nghiêm nếu phát hiện tình trạng bảo kê phá rừng Tà Cú
Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) đánh giá, trong những năm qua, tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện tăng hàng năm, tới nay đạt khoảng 243.000 người. Tuy nhiên, trong đó chỉ khoảng 30% tham gia mới, còn lại đã tham gia BHXH bắt buộc và đóng thêm tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu. “Thế nhưng, khó thu hút người dân tham gia BHXH tự nguyện do mức đóng còn cao so với thu nhập của đa số người dân. Cùng đó, người lao động phải duy trì khoản đóng hàng tháng với thời gian 20 năm, nên rất khó để người dân thực hiện khi thu nhập của họ luôn bấp bênh. Do đó, Chính phủ cần nghiên cứu tăng mức hỗ trợ với người tham gia BHXH tự nguyện so với hiện nay”, Đại biểu Bình kiến nghị.

Một số Đại biểu Quốc hội kiến nghị cần nghiên cứu tăng và thêm nhiều mệnh giá thẻ BHYT.
Cần nhiều mệnh giá thẻ BHYT
Về BHYT, Đại biểu Thạch Phước Bình cho biết, qua giám sát thực hiện chính sách BHYT tại địa phương thấy nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ chiếm trên 70%. Trong khi đó nhóm đối tượng lao động và người sử dụng lao động, hộ gia đình đóng chỉ chiếm khoảng 30%. Đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo có giải pháp khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia BHYT; chỉ đạo các ngành chức năng xem xét, điều chỉnh quy định tham gia BHYT cho học sinh, sinh viên.
Ngoài ra, theo Đại biểu Tuấn, tỷ trọng ngân sách nhà nước và BHYT đầu tư và chi cho y tế cơ sở còn thấp, chưa đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ, chức năng. Bên cạnh đó, quy định về chi phí khám chữa bệnh tại trạm y tế xã tối thiểu bằng 10% và tối đa không vượt quá 20% của quỹ khám chữa bệnh ngoại trú tính trên số thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế xã là không phù hợp thực tế. Cơ cấu bệnh tật hiện nay khi bệnh không lây nhiễm đang tăng lên và trạm y tế xã phải quản lý bệnh này, trong đó có tăng huyết áp, đái tháo đường. Đại biểu Tuấn kiến nghị Quốc hội sửa Luật BHYT và Luật Khám chữa bệnh, đồng thời xây dựng Luật Phòng bệnh để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân trong bối cảnh cơ cấu bệnh tật thay đổi nhiều.
Đại biểu Ngô Thị Kim Yến (Đà Nẵng) nhấn mạnh, tỷ lệ ngân sách nhà nước cho toàn ngành y tế đã có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2016 là 97.600 tỷ đồng (chiếm 7,67% so với tổng chi ngân sách nhà nước), và năm 2018 khoảng 92.715 tỷ đồng (chiến 5,85% tổng chi ngân sách nhà nước). Kể cả việc tăng chi 2.245 tỷ đồng đối với năm 2016 để chi và hỗ trợ mua BHYT cho các đối tượng chính sách xã hội. Với tỷ lệ chi như vậy, chưa đảm bảo theo tinh thần Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trong tình hình mới. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Trí tuệ nhân tạo đang ảnh hưởng mạnh tới các doanh nghiệp
Các địa phương Đông Nam Bộ phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng hai con số
Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều khu tập thể
Chủ tịch TP Đà Lạt: Huy động các nguồn lực để phát huy danh hiệu thành phố sáng tạo âm nhạc
Nhân chứng kể lại vụ tai nạn kinh hoàng 6 người chết ở Sơn La, tiết lộ cảnh tượng ám ảnh chưa từng có
Hiện trường vụ xe khách tông xe đầu kéo ở Sơn La, đã có kết quả test ma túy và nồng độ cồn tài xế