Đại biểu Quốc hội ủng hộ cắt giảm chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với công chức, viên chức
Dự kiến chọn 4 Bộ trưởng trả lời chất vấn trước Quốc hội / Chủ tịch nước thăm các doanh nghiệp tiêu biểu do người cao tuổi quản lý, điều hành
Bộ Nội vụ vừa tiếp tục đề nghị các Bộ, ngành khẩn trương hướng dẫn bỏ quy định yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, hoàn thành trước ngày 31/12 tới để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, các bộ, ngành xây dựng, ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành được giao quản lý.
Theo đó, không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, thay vào đó, các Bộ quản lý chuyên ngành chỉ quy định về tiêu chuẩn năng lực ngoại ngữ, tin học phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của ngạch, chức danh nghề nghiệp tương ứng.
Ngày 28/10, bên lề Quốc hội, đại biểu Trần Anh Tuấn (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, việc trang bị kiến thức về ngoại ngữ, tin học là cần thiết. Tuy nhiên, theo đại biểu này, những yêu cầu đó phải thực chất và phải đặt trong bối cảnh chiến lược đào tạo cán bộ công chức, viên chức để có quy hoạch, đào tạo, phát triển.
"Quá trình xem xét, đánh giá họ để phát triển cần phải có đầy đủ chứng chỉ, bằng cấp, kiến thức cần thiết. Còn đối với cán bộ công chức bình thường không nên quy địnhlà yêu cầu bắt buộc" - đại biểu Trần Anh Tuấn cho hay.
Cũng theo đại biểu Tuấn, đối với cán bộ có ý chí, động lực phát triển,họ cũng tự nhận thức và trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng đó trước khi được giới thiệu hay quy hoạch. "Mộtcán bộ công chức chân chính nếu thiếu kiến thức, yêu cầu đó, hay chưa đủ điều kiện, họ có nhu cầu cần có ngay chứng chỉ, bằng cấp đó" - ông Tuấn nói.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (tỉnh Đồng Tháp) cũng cho rằng, việc Bộ Nội vụ yêu cầu các bộ, ngành rà soát, tiến tới loại bỏ chứng chỉ ngoại ngữ tin học đối với công chức viên chức là hợp lý. Điều này góp phần nâng cao chất lượng, đồng thời giảm áp lực cho đội ngũ này.
Theo ông Hòa, tại các kỳ họp trước, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ - điều kiện bắt buộc thi tuyển chức danh, viên chức công chức. Bộ Nội vụ cũng đã tiếp thu và việc hủy bỏ chứng chỉ là cần thiết. "Tôi ủng hộ vì thời gian qua chứng chỉ này chỉ phù hợp trong lĩnh vực chuyên môn. Nhưng đối với công chức viên chức, giáo viên, nếu có chứng chỉ bằng B,không thường xuyên sử dụng thì có cần thiết không? Như vậy rất tốn kém. Trong khi đó học, thực tế học chất lượng cũng không cao” - đại biểu Phạm Văn Hòa nêu ý kiến.
Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) cho rằng, nếu yêu cầu tất cả công chức, viên chức bình thường phải có những chứng chỉ tin học, ngoại ngữ sẽ tạo khe hở để các trung tâm đào tạo trục lợi, mua, bán bằng giả. Đại biểu Lê Thanh Vân nhấn mạnh việc giả kiến thức vô cùng nguy hiểm. Bằng thật nhưng là kiến thức giả do mua bán, hối lộ để có được. Thậm chí có kiến thức nhưng không áp dụng được thì cũng là bằng giả. Vì vậy, đại biểu Vân cho rằngphải phân tích, đánh giá, quy định chi tiết tình trạng bằng giả hiện nay.
Trước đó, Bộ Nội vụ đã gửi văn bản lên Thủ tướng, kiến nghị bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ của 74 ngạch công chức và 155 chức danh nghề nghiệp viên chức; bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ tin học của 74 ngạch công chức và 142 chức danh nghề nghiệp viên chức do "không còn phù hợp" và các cơ sở đào tạo đã có quy định về chuẩn đầu ra phải đạt trình độ ngoại ngữ, tin học. Tháng 6 vừa qua, Bộ Nội vụ cũng ban hành Thông tư số 02, bãi bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với công chức chuyên ngành hành chính và văn thư (thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ này), thực hiện từ ngày 1/8.
End of content
Không có tin nào tiếp theo