Đầu tư 2,8 triệu tỷ phát triển giao thông trọng điểm ở Việt Nam
Đại dịch Covid-19 làm chênh lệch chi tiêu giữa nhóm giầu - nghèo lên tới 3,5 lần / Bộ trưởng Bộ Y tế: 'Nếu không dập được ổ dịch Bắc Giang, chống dịch sẽ thất bại'
Hạ tầng giao thông được đặt lên hàng đầu
Theo kế hoạch của Bộ KH & ĐT, từ năm 2021 - 2025, Chính phủ dự kiến trình Quốc hội thông qua kế hoạchđầu tư côngkhoảng 2,87 triệu tỉ đồng tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV (sẽ khai mạc vào tháng 7 tới). Nếu kế hoạch này được Quốc hội thông qua, 5 năm tới vốn đầu tư công sẽ tăng 0,87 triệu tỉ đồng, tức gần gấp rưỡi so với vốn Chính phủ giao 5 năm vừa qua.
Bộ GTVT khởi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt
Cụ thể, tính đến ngày 19/5, Bộ KH& ĐT đã xây dựng phương án đầu tư khoảng 2,24 triệu tỉ đồng, bao gồm: 835,7 ngàn tỉ đồng vốn ngân sách trung ương, 178,4 ngàn tỉ đồng vốn vay nước ngoài, 1,23 triệu tỉ đồng vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn khác.
Số vốn này, trên 70 % sẽ được đầu tư công trung hạn vào việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông với mục đích tạo cú hích đầu tư phát triển giao thông trọng.
Theo đó, Chính phủ sẽ "rót" hơn 97,9 ngàn tỉ đồng cho 74 dự án trọng điểm, kết nối vùng, bố trí 8.100 tỉ đồng để hoàn thiện 10 dự án thuộc tuyến đường ven biển đoạn Quảng Ninh - Nghệ An, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ, sân bay quốc tế Long Thành.
Vốn đầu tư công sẽ được đầu tư vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các dự án lớn, quan trọng cấp quốc gia có ý nghĩa liên vùng, tạo ra không gian phát triển mới, thúc đẩy các cực tăng trưởng như Hà Nội, TP.HCM, các vùng kinh tế trọng điểm phát triển nhanh hơn.
Đầu tư tập trung, tránh phân tán nguồn vốn
Theo thống kê, năm 2020 cứ giải ngân đầu tư công tăng thêm 1% thì GDP cũng tăng thêm 0,06% so với năm trước. Nên việc tăng 0,87 triệu tỉ đồng vốn đầu tư công trong 5 năm tới sẽ tạo ra cú hích cho tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid 19 đang diễn biến ngày càng phức tạp, kinh tế tư nhân gặp nhiều khó khăn thì xuất khẩu khu vực FDI chịu ảnh hưởng thì vai trò dẫn dắt tăng trưởng của đầu tư công rất quan trọng.
Các dự án giao thông trọng điểm hoàn thành sẽ tạo cú hích phát triển kinh tế cho các vùng, miền
Để hàng triệu tỷ đồng vốn đầu tư công phát huy tối đa hiệu quả thì các bộ, ngành, địa phương cần đầu tư tập trung vốn, làm dự án nào dứt điểm dự án đó, sớm đưa dự án vào sử dụng. Đồng thời cần lưu ý tới năng lực các nhà thầu làm dự án đầu đầu tư công, để không xảy ra những trường hợp như đường sắt Cát Linh - Hà Đông, đầu tư cả chục ngàn tỉ đồng nhưng nhiều năm sau vẫn chưa thể đưa vào khai thác.
Để tập trung nguồn lực đầu tư vào các dự án lớn, dự án trọng điểm có tính lan tỏa, theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, Chính phủ đang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương giảm số lượng dự án đầu tư công 5 năm tới xuống còn 5.000 dự án. Nhiều bộ, ngành, cơ quan trung ương sẽ phải cắt giảm hàng loạt dự án đầu tư mới chưa thực sự cần thiết. Số dự án phải cắt giảm lên tới 1.447 dự án.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao
Sun Life nhận giải dịch vụ khách hàng tốt nhất