Tin tức - Sự kiện

Dệt may nỗ lực vượt khó, “nhắm” đích 43 tỷ USD

Để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu cả năm nay đạt từ 43 - 45 tỷ USD, ngành dệt may sẽ phải nỗ lực vượt qua nhiều thách thức.

Ưu tiên phát triển mô hình khởi nghiệp sáng tạo có trách nhiệm với cộng đồng / Phát động cuộc thi “Giải quyết tình huống kinh doanh” cho học sinh Trung học phổ thông

Dệt maylà một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cán mốc trên 10 tỷ USD. Kết thúc 9 tháng, xuất khẩu dệt may tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, theo dự báo của Hiệp hội Dệt may, tăng trưởng xuất khẩu của ngành sẽ chậm lại trong những tháng cuối năm do ảnh hưởng của lạm phát và nhu cầu giảm sút.

Không khí sản xuất ở xưởng dệt may của Tổng công ty may Tuyên Quang LGG sôi động hơn bao giờ hết. Các nhân công được quay lại sản xuất các mặt hàng thế mạnh như áo khoác, sơ mi, quần âu… Trong quý 3, các đơn hàng đã tăng 15 - 20%. Tuy nhiên, thị trường vẫn còn khó đoán định đến cuối năm.

Sau tháng 8 tăng kỷ lục, sang tháng 9, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã giảm 27%. Đây là tháng có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất của ngành dệt may kể từ tháng 3 năm nay. Nhiều doanh nghiệp dệt may đã phải giảm từ 30 - 40% đơn hàng.

Dệt may nỗ lực vượt khó, “nhắm” đích 43 tỷ USD - Ảnh 1.

Tăng trưởng xuất khẩu của ngành được dự báo sẽ chậm lại trong những tháng cuối năm do ảnh hưởng của lạm phát và nhu cầu giảm sút. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Trong bối cảnh đồng USD tăng giá sau khi FED tăng lãi suất, doanh nghiệp xuất khẩu dệt may sẽ được lợi về giá bán. Tuy nhiên để tận dụng được lợi thế này, doanh nghiệp sẽ phải đảm bảo được đơn hàng ổn định. Đó cũng là bài toán với nhiều doanh nghiệp dệt may thời điểm này khi đơn hàng chững lại do lạm phát, nhu cầu tiêu dùng một số mặt hàng giảm trên thế giới.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, để phấn đấu hoàn thành mục tiêu quý 4 và cả năm, ưu tiên lúc này là đảm bảo đa dạng các mặt hàng xuất khẩu, sẵn sàng đơn hàng cho mùa xuân năm sau.

"Các nhà máy nâng cao năng lực quản trị điều hành nghĩa, đặc biệt là trong việc chuyển đổi nhanh, tức là dây chuyền hàng dệt kim chuyển sang dệt thoi, hay chuyển đổi từ thị trường Hoa Kỳ sang Hàn Quốc nhưng vẫn đảm bảo chất lượng", ông Lưu Tiến Chung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nhấn mạnh.

"Các doanh nghiệp Việt Nam cần liên tục rà soát chuỗi cung ứng và các sản phẩm cuối cùng được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, đảm bảo không vi phạm các quy định của thị trường Hoa Kỳ. Dự kiến giai đoạn tháng 10 đến tháng 12 là thời điểm các nhà xuất khẩu nhận được các đơn hàng từ Hoa Kỳ. Theo dự báo, Hoa Kỳ sẽ tăng cường nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng trong đó có các mặt hàng dệt may", ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ, cho hay.

Các chuyên gia khuyến cáo, trong bối cảnh chuỗi cung ứng thay đổi nhanh, khó dự báo để lên kế hoạch dài hạn từ 1 - 2 năm như trước, doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm các đối tác mới, kể cả những đơn hàng nhỏ, ổn định để vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm