Tin tức - Sự kiện

Điểm sáng tăng trưởng ĐBSCL

Mặc dù có những khó khăn từ thị trường trong năm nay, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của các địa phương tại ĐBSCL vẫn đạt mức khá cao.

Trước thềm xuân Quý Mão 2023, hoa Sa Đéc và quýt hồng Lai Vung cùng “trẩy hội” / Ngành Công Thương: Hoàn thành nhiều chỉ tiêu chính phủ giao năm 2022

Điển hình làHậu Giangvới tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt gần 14%, dẫn đầukhu vực ĐBSCL, vươn lên thứ 4 cả nước, tăng trên 30 bậc so với năm ngoái. Đây là lần đầu tiên địa phương này đạt mức tăng trưởng cao như vậy.

Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Bạc Liêu… lần lượt là các địa phương có tốc độ tăng trưởng khá từ 9 - 13%. Các tỉnh, thành còn lại đều có mức tăng trưởng cao hơn bình quân cả nước. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy kinh tế của ĐBSCL đang phục hồi mạnh mẽ.

Để kinh tế phục hồi và có mức tăng trưởng cao, các địa phương ở ĐBSCL đã nỗ lực rất lớn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kịp thời đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Điểm sáng tăng trưởng ĐBSCL - Ảnh 1.

Hậu Giang dẫn đầu về tăng trưởng ĐBSCL

Chế biến thủy sản xuất khẩu là thế mạnh của Hậu Giang. Đây cũng là nhóm hàng mang lại giá trị kinh tế cao nhất cho tỉnh với hàng trăm triệu USD mỗi năm. Ngay từ đầu năm 2022, khi dịch bệnh được kiểm soát an toàn, Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy, phát triển lĩnh vực này.

Đến nay, 100% doanh nghiệp xuất khẩu tại Hậu Giang đã trở lại hoạt động bình thường. Sản xuất, kinh doanh phục hồi, kéo theo thu ngân sách tăng trưởng mạnh. Lần đầu tiên thu ngân sách của tỉnh đạt trên 5.300 tỷ đồng, tăng hơn 20% kế hoạch đề ra.

So với năm 2021, kinh tế của Hậu Giang tăng tới 30 bậc. Đặc biệt, lần đầu tiên tỉnh đưa tỷ trọng kinh tế công nghiệp đạt trên 30% cao hơn nông nghiệp tới 7%.

Năm 2022, Hậu Giang cũng hoàn thành toàn diện 18/18 chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Đây là nỗ lực rất lớn của Đảng bộ, chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Cùng việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp. Kết quả nổi bật này sẽ là nền tảng quan trọng thúc đẩy kinh tế của tỉnh tiếp tục bứt phá.

Bước sang năm 2023, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách đột phá, hiệu quả và bền vững, các địa phương vùng ĐBSCL đã sớm đưa ra nhiều giải pháp mang tính chiến lược để phát huy thế mạnh, khắc phục những khó khăn.


 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm