Diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh - Bài cuối: Quyết tâm hoàn thành thắng lợi nghị quyết
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý khách vào Lăng viếng Bác / Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhờ tính ổn định
Xóa hộ nghèo, xóa nhà tạm
Trong hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết 06, tỉnh Quảng Ninh đạt được 11 tiêu chí vượt, 9 tiêu chí hoàn thành, 5 tiêu chí chưa đạt. Các cấp chính quyền đang vào cuộc mạnh mẽ để 25 tiêu chí đều về đích đúng mục tiêu đề ra, đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo thực sự được ấm no và phát triển.
Cụ thể đến hết năm 2023, Quảng Ninh không còn hộ nghèo theo tiêu chí chuẩn nghèo của Trung ương, chỉ còn 246 hộ nghèo theo chuẩn nghèo của tỉnh quy định tại Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND tỉnh, chiếm 0,064% tổng số hộ dân toàn tỉnh. Trong đó 171 hộ nghèo dân tộc thiểu số, chiếm 69,5% trên tổng số hộ nghèo; 3.063 hộ cận nghèo, chiếm 0,797% tổng số hộ dân toàn tỉnh (1.638 hộ cận nghèo dân tộc thiểu số, chiếm 53,48% trên tổng số hộ cận nghèo). Đến nay, cụ thể hóa Nghị quyết của Tỉnh ủy, toàn tỉnh không còn nhà ở tạm, nhà ở dột nát.
Thu nhập bình quân đầu người của 67 xã, thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh đến cuối năm 2023 đạt trên 73 triệu đồng/người/năm; tăng 1,7 lần so với năm 2020; cao hơn khoảng 1,23 lần so với thu nhập bình quân đầu người cả nước và cao hơn khoảng 2,8 lần so với mục tiêu chung đến năm 2025 của cả nước về nâng mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số.
Là địa phương có tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất tỉnh Quảng Ninh, với khoảng 96%, những năm qua từ Nghị quyết 06 và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người đạt trên 70,35 triệu đồng/năm (tăng 62,9% so với năm 2020). Mức tăng trưởng kinh tế trên 13,7%. Hạ tầng giao thông được đồng bộ, đầu tư xây dựng thêm các cơ sở giáo dục khang trang. Đặc biệt, Bình Liêu là huyện dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới.
Chị Bùi Thị Hương, xã Hoành Mô huyện Bình Liêu cho biết: " Những năm gần đây, được Đảng, Nhà nước quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều chính sách phù hợp với người dân vùng núi đã thúc đẩy phát triển kinh tế. Mặt khác được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp đường đến tận thôn, bản, rừng sản xuất, bà con đi lại, giao thương hàng hóa thuận tiện. Nhất là trường học được đầu tư xây mới khang trang nên trẻ em đi học yên tâm. Những hộ nghèo trong xã được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Đời sống văn hóa tinh thần ngày càng được nâng cao, người dân chúng tôi rất phấn khởi".
Không ai bị bỏ lại phía sau
Sau khi Sơ kết 3 năm thực hiện Nghị Quyết 06, trong số 25 chỉ tiêu còn 5 chỉ tiêu chưa đạt (hiện đạt từ 76,9% - 99,4% và đang trong đúng lộ trình để đạt vào năm 2024 và năm 2025). Trong đó, chỉ tiêu thu nhập bìnhquânđầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh năm 2025 tăng tối thiểu 2 lần so với năm 2020; phấn đấu đạt 100 triệu đồng/người/năm vào năm 2025.
Đối với các chỉ tiêu như: 100% cơ sở giáo dục đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị; lao động trong độ tuổi được qua đào tạo nghề đạt 87,5%. 100% học sinh dân tộc thiểu số được định hướng nghề nghiệp, phấn đấu có ít nhất 30% học sinh sau Tốt nghiệp Trung học cơ sở được phân luồng vào học nghề, vừa học văn hóa vừa học nghề và chỉ tiêu hoàn thành xây dựng trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã ở những nơi còn lại đang được tỉnh Quảng Ninh quyết liệt triển khai dần về đích.
Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu- Phạm Đức Thắng cho rằng, thu nhập bình quân đầu người là mục tiêu khá nhiều thách thức, nhất là đối với các huyện miền núi. Do vậy để hoàn thành mục tiêu này huyện triển khai nhiều giải pháp, trong đó vận động nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, chuyển đổi mô hình kinh tế, vay vốn ưu đãi, phát triển kinh tế rừng, phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm... Trước đó, huyện triển khai các cơ chế hỗ trợ, thu hút đầu tư ngoài ngân sách, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư 5 dự án là chăn nuôi gia súc (trâu, bò); xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại thôn Tùng Cầu (xã Vô Ngại); trồng cây dược liệu; trồng hoa chất lượng cao; đầu tư cơ sở chế biến tinh dầu hồi, sơ và chế biến gỗ rừng trồng. Theo tính toán đến cuối năm 2024, thu nhập bình quân toàn huyện sẽ đạt 86,5 triệu đồng/người/năm, phấn đấu đến năm 2025 sẽ về đích như kế hoạch.
Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết 06 đã đem lại hiệu quả rõ rệt, bứt phá, với nhiều kết quả nổi bật. Mọi người dân Quảng Ninh đều được thụ hưởng thành quả phát triển, tăng trưởng bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Bà Từ Thị Kém (66 tuổi, người Sán Dìu), thôn Vòng Tre, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn cho biết, trước đây đường đi lại rất khó khăn, lầy lội, đất đỏ bết dính, không đi được xe máy. Những năm gần đây được Nhà nước đầu tư đường sá đi lại thuận lợi hơn nhiều. Cùng với đó, trong 3 năm trở lại đây, xã Bình Dân được đầu tư xây dựng nhà văn hóa cộng đồng của đồng bào Sán Dìu, nên làn điệu Sọong Cô của dân tộc được bảo tồn, phát huy, người đồng bào nơi đây vui mừng, tự hào. Thời gian tới, bà Kém mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm để mở các lớp bảo tồn tiếng nói, tiếng hát của đồng bào Sán Dìu cho các thế hệ trẻ.
Còn với chị Chíu Thị Hoa (dân tộc Dao Thanh phán), thôn Đồng Và, xã Yên Thanh, huyện Tiên Yên cho biết, nhờ có các chính sách của Đảng, Nhà nước mà con em đồng bào đi học cách nhà xa từ 4km được ăn ở bán trú tại trường, không phải đưa đón nhiều lần vất vả. Những hộ dân có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế được giải quyết hàng tuần, người dân có vốn kịp thời để phát triển kinh tế, giờ trong bản không còn hộ nghèo, người dân khích lệ nhau cùng phát triển kinh tế. Nhiều hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số mua được xe ô tô, xây dựng nhà cửa khang trang.
Với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, sau hơn 3 năm thực hiện, Nghị quyết 06 đã thực sự đi vào cuộc sống. Đến nay tỉnh hoàn thành và hoàn thành vượt hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng, cốt lõi của các Nghị quyết. Nhiều chỉ tiêu quan trọng vượt xa so với chỉ tiêu chung của cả nước. Tỉnh hoàn thành toàn diện các mục tiêu xây dựng nông ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã và mục tiêu giảm nghèo bền vững theo tiêu chí quốc gia giai đoạn 2021-2025, về đích trước 2 năm, hiện thực hóa mục tiêu thu hẹp chênh lệch vùng miền và khoảng cách giàu nghèo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kết tinh cảm xúc đêm chung kết cuộc thi ‘Thước phim Đà Lạt’
Dalat Spring Concert mang huyền thoại âm nhạc thế giới biểu diễn thường niên tại Đà Lạt
Đà Nẵng khai mạc lễ hội đón giáng sinh, chào năm mới
Hàng trăm cây dừa được trồng, bãi biển Đà Nẵng thêm sức sống
Kiên Giang vận hành hệ thống camera giám sát giao thông