Doanh nghiệp Việt cần nâng cao năng lực trong thương mại điện tử
CEO hãng thương mại điện tử lớn thứ 2 Trung Quốc - JD.com bị bắt tại Mỹ / Thương mại điện tử ngày càng chiếm ưu thế
Ngày 26/10, tại TP.HCM, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức hội thảo “Thương mại điện tử và nâng cao năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp”.
Trong hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng, thương mại điện tử đã tạo cho doanh nghiệp kênh tìm kiếm thông tin thị trường hiệu quả, ngoài ra còn giúp doanh nghiệp đàm phán, giao kết hợp đồng ngày càng được ứng dụng phổ biến.
Việt Nam là một trong số những quốc gia có hoạt động mua sắm trực tuyến chiếm tỷ lệ cao nhất với 55% và cao hơn trung bình của khu vực châu Á. Tuy nhiên, có sự chênh lệch giữa xuất – nhập hàng hóa, cụ thể khách hàng Việt Nam mua hàng nước ngoài nhiều hơn, so với khách hàng nước ngoài mua hàng của Việt Nam.
Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, bà Hồ Thị Tố Uyên, Phó Phòng Quản lý hoạt động Thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho rằng, các sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu nước ngoài thường có chất lượng, mẫu mã nên phù hợp thị hiếu tiêu dùng của người Việt. Ngược lại, các sản phẩm, dịch vụ của những đơn vị sản xuất kinh doanh trong nướcchưa đáp ứng thị trường nước ngoài.
Lĩnh vực thương mại điện tử đang ngày càng phát triển trong thời đại công nghệ số (Ảnh: Minh họa).
Hơn nữa, hàng hóa nước ngoài được kinh doanh trên các kênh bán hàng lớn như Alibaba, Amazon... trong khi đó, hàng hóa Việt chưa thể chen chân vào mạng lưới phân phối này. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanhcũng chưa có sự phát triển mạnh mẽ với hình thức kênh kinh doanh trực tuyến. Từ đó không thể cạnh tranh với hàng hóa của nước ngoài.
Đứng trước thực trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng, thương mại điện tử tại Việt Nam tương đối đầy đủ và có điều chỉnh tất cả lĩnh vực quan trọng. Tuy nhiên, để sử dụng thương mại điện tử hỗ trợ hoạt động xuất khẩu cho doanh nghiệp, đòi hỏi sự phối hợp của cơ quan quản lý ở nhiều lĩnh vực như hải quan, thuế, ngân hàng.
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực và kỹ năng để tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử, từ đó mới phục vụ tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải có nhiều người phụ trách quản lý hoạt động trên sàn thương mại điện tử.
Theo ông Hải, nhiều mặt hàng của Việt Namđang được yêu thích trên thế giới như nông -thủy sản, đồ gỗ mỹ nghệ… Nếu tận dụng lợi thế này thì có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trên thương mại điện tử.
Tuy nhiên, bên cạnh sự quan tâm của nhà nước trong các chính sách, các doanh nghiệp cũng cần chủ động nắm bắt cơ hội xuất khẩu thông qua kênh thương mại điện tử, ông Hải nhận định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024