Độc bản lá bồ đề lớn nhất mạ vàng 24K được công nhận kỷ lục Việt Nam
Hơn 200 doanh nghiệp từ 16 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Xuân Đà Nẵng 2023 / Du khách đến Đà Nẵng tăng cao hơn dự kiến
Như tin đã đưa, sau 2 năm tạm hoãn vì dịch COVID-19, năm 2023, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) sẽ được tổ chức trở lại từ ngày 8- 10/3/2023 (tức từ 17- 19/2 âm lịch) tại khuôn viên chùa Quán Thế Âm và các tuyến đường Sư Vạn Hạnh, Lê Văn Hiến, đường từ chùa Quán Thế Âm đến chùa Hương Sơn (núi Ghềnh)... với quy mô lớn hơn.
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng).
Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được tổ chức sau khi được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tháng 2/2021. Đồng thời Ma nhai tại Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn vừa được UNESCO ghi vào Danh mục di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, tại lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn 2023 sẽ có chương trình diễn thuyết về Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Đặc biệt, trong khuôn khổ lễ hội năm nay sẽ diễn ra sự kiện trưng bày và trao Chứng nhận kỷ lục Việt Nam cho Độc bản lá bồ đề lớn nhất mạ vàng 24K và cho độc bản 16 bức tranh sứ màu cẩn trên tường 4 tháp chùa Quán Thế Âm. Đồng thời khánh thành, khai trương Thư viện Vạn Hạnh; dâng hương tưởng niệm Huyền Trân Công chúa...
Theo Ban tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn 2023, đây là dịp để quảng bá sâu rộng hình ảnh, sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Đà Nẵng; mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trên lĩnh vực văn hóa, du lịch, tôn giáo... Đồng thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đời sống tâm linh, tín ngưỡng của cộng đồng, đại diện cho bản sắc văn hóa của TP Đà Nẵng được lưu truyền, gìn giữ đến ngày nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phát triển đô thị bền vững
Tài năng 'nhí' trượt băng tốc độ Bảo Chi làm đại sứ truyền thông Amazfit Active
Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen
Cơ cấu lại kinh tế vùng Đông Nam Bộ theo hướng hiện đại