Tin tức - Sự kiện

Đồng bằng sông Cửu Long: Triển khai kịch bản "ăn chắc" vụ lúa thu đông 2022

DNVN - Vụ thu đông Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xuống giống 700 ngàn ha, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các ngành liên quan xem có phương hướng khác để đảm bảo vụ lúa thu đông cho thắng lợi. Đồng thời tuân thủ thời gian xuống cho vụ mùa theo lịch thời vụ; đẩy mạnh cơ cấu giống chất lượng cao, vụ sau phải cao hơn vụ trước.

“Bộ Y tế tập trung phân bổ, bảo đảm đủ vaccine cho ĐBSCL và Tây Nguyên” / Thủ tướng: ĐBSCL phải chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ hè thu 2022 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ thu đông, vụ mùa năm 2022 tại Nam Bộ.

Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ hè thu 2022 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ thu đông, vụ mùa năm 2022 tại Nam Bộ.

Vụ lúa hè thu thành công

Ngày 8/7, tại An Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ hè thu 2022 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ thu đông, vụ mùa năm 2022 tại Nam Bộ.

Báo cáo tại hội nghị, ông Lê Thanh Tùng - Cục phó Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết: Vụ hè thu 2022, toàn vùng Nam bộ xuống giống 1,575 triệu ha lúa, giảm 20.000 ha so với hè thu trước. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) xuống giống gần 1,5 triệu ha, giảm 156.000ha; vùng Ðông Nam bộ xuống giống 82.000ha, giảm 3.600ha. Tính đến nay toàn vùng ĐBSCL đã thu hoạch trên 400 ngàn ha lúa hè thu/1,5 triệu ha, năng suất trung bình từ 6-6,5 tấn/ha.

Thông qua con số liệu báo cáo trên ông Tùng nhận định: Vụ lúa hè thu ở ĐBSCL được xem là vụ thắng lợi vẹn toàn, ít sâu bệnh và có lợi nhuận trong bối cảnh khó khăn giá phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV), xăng dầu… đang tăng cao.

Theo ông Tùng, trước đó vài ngày Cục Trồng trọt và cùng ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đi tham quan canh tác lúa ở các tỉnh ĐBSCL, trong đó tỉnh Hậu Giang là tỉnh đi đầu thực hiện sản xuất lúa hè thu rất hiệu quả và nông dân nơi đây đã giảm hơn 30% lượng sử dụng phân bón, nhưng năng suất lại tăng lên 10% so với vụ hè thu năm rồi. Có được kết quả này nông dân Hậu Giang nhờ thay đổi canh tác và áp dụng kịp thời các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong thời “bão giá vật tư” trong canh tác như: IPM, “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”.

Ông Đỗ Văn Vấn - Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam thông tin thêm: Vụ hè thu năm nay vô cùng nhẹ lo, dịch hại tấn công lúa ở mức bình thường và có kiểm soát tốt đây là tin vui nhất so với các vụ lúa hè thu trước đây.

Tuy vụ hè thu đã thu hoạch được trên 400 ngàn ha, còn lại 1 triệu ha sẽ thu hoạch từ đây đến hết tháng 8, nhưng khoảng thời gian này trà lúa hè thu vẫn có thể xuất hiện các loại bệnh đáng lo ngại như: Lem lép hạt và bệnh đạo ôn cổ bông… ngành Bảo vệ thực vật đề nghị các địa phương cần có biện pháp phù hợp phòng ngừa để đảm bảo năng suất trọn vẹn vụ lúa hè thu 2022.

Còn ông Ưng Hồng Nghi - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Tiền Giang cho rằng: Trước bối cảnh giá vật tư nông nghiệp tăng cao và bị ảnh hưởng nhiều tác động khác nhưng năng suất lúa hè thu của Tiền Giang vẫn đảm bảo theo kế hoạch đề ra, lúa đạt từ 5,9-6,1 tấn/ha, sản lượng khoảng 400 ngàn tấn, trong đó có trên 85% diện lúa chất lượng cao.

Theo ông Nghi, có được kết quả này, ngai đầu vụ ngành nông nghiệp tỉnh đã khuyến đến nông dân áp dụng làm theo như giảm phân, giảm thuốc BVTV, giảm giống đã đạt kết quả thành công trên 75%. Có thể nói vụ lúa hè thu 2022 của Tiền Giang đến thời điểm này thắng lợi vẹn toàn.

Tính đến nay toàn vùng ĐBSCL đã thu hoạch trên 400 ngàn ha lúa hè thu/1,5 triệu ha, năng suất trung bình từ 6-6,5 tấn/ha.

Tính đến nay toàn vùng ĐBSCL đã thu hoạch trên 400 ngàn ha lúa hè thu/1,5 triệu ha, năng suất trung bình từ 6-6,5 tấn/ha.

Nói về trong các yếu tố canh tác lúa hè thu ở ĐBSCL đến thời điểm này Bộ NN&PTNT đánh giá là thành công: Vụ đông xuân 2022 không bị ảnh hưởng hạn mặn, lúa hè thu thì không bị sâu bệnh tấn công, đặc biệt vùng ĐBSCL được đầu tư thủy lợi tốt. Thêm nữa Dự án VnSAT được hỗ trợ nông dân ĐBSCL canh tác lúa theo hướng hiện đại nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

“Đặc biệt vụ hè thu, thị trường lúa hè thu có gặp khó khăn do các nước áp dụng Zero6 COVID-19, giá phân bón , thuốc BVTV, xăng dầu tăng cao… nhưng không làm giảm năng suất, chất lượng hay thu nhập của nông dân. có thể nói vụ lúa hè thu hoàn thành kế hoạch trong bối cảnh mọi thứ đầu vào tăng cao”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá.

Lên kịch bản "ăn chắc" 700 ngàn ha lúa thu đông

Theo kế hoạch, vụ thu đông 2022, vùng ĐBSCL dự kiến gieo sạ 700.000 ha lúa (giảm 3.500 ha so cùng kỳ); năng suất ước đạt 57,12 tạ/ha và sản lượng đạt 4 triệu tấn (tăng 17.000 tấn).

Để đảm bảo chỉ tiêu, năng suất và sản lượng mà Bộ NN&PTNT giao, ông Nguyễn Sĩ Lâm - Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang cho rằng: Ngành nông nghiệp An Giang luôn tập trung đẩy mạnh khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới nhằm giúp nông dân giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Từ đó thay đổi tư duy sản xuất thông thường sang tư duy kinh tế nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu đặt hàng của doanh nghiệp, chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

“Đặc biệt vụ thu đông năm nay An Giang xuống giống 160 ngàn ha, đều nằm trong đê bao kiểm soát lũ an toàn để đảm bảo ăn chắc”, ông Lâm nói.

Ông Lâm cho biết thêm: “Trước đây nông dân trồng lúa nếp trong tỉnh có 20 ngàn ha chỉ bán sang thị trường Trung Quốc là chính, nhưng mới đây UBND tỉnh An Giang ký kết với Tập đoàn Lộc Trời bao tiêu lúa nếp trong tỉnh hơn 10 ngàn ha trồng theo tiêu chuẩn chất lượng cao để xuất khẩu nếp sang Châu Âu”.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Thông qua hội nghị, Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương tiếp tục quan tâm chăm sóc, bảo vệ và tổ chức thu hoạch kịp thời các diện tích lúa hè thu còn lại để hạn chế tối thiểu lúa đổ ngã trong mùa mưa làm giảm năng suất và chất lượng. Theo dõi và kịp thời hỗ trợ, giải quyết khó khăn trong liên kết sản xuất và tiêu thu sản phẩm. Đồng thời, chủ động bố trí thời vụ sản xuất và thời gian xuống giống của vụ thu đông 2022 phù hợp theo từng tiểu vùng để tránh ảnh hưởng của lũ vào cuối vụ, triều cường và các điều kiện sản xuất bất lợi.

Khi bố trí thời vụ lúa thu đông 2022 cần lưu ý đến thời điểm xuống giống lúa vụ đông xuân 2022-2023, chú ý kết thúc xuống giống vào ngày 20/8, tối đa là 30/8. Còn các vùng sản xuất lúa mùa phải chờ mưa thật nhiều để rửa mặn, đủ nước tưới mới xuống giống nhằm đảm bảo an toàn. Lúa mùa trên nền tôm-lúa xuống giống trong tháng 7/8 và lúa mùa một vụ xuống giống vào khoảng tháng 9/2022.

Sau khi thu hoạch lúa hè thu, hiện nhiều địa phương ở ĐBSCL cũng đã bắt tay vào sản xuất lúa vụ thu đông 2022 và hiện đã xuống giống được hơn… Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN&PTNT, năm nay lũ tại ĐBSCL ít có khả năng đến sớm và mực nước đỉnh lũ cũng thấp hơn trung bình nhiều năm, thuận lợi cho sản xuất lúa thu đông.

Tuy nhiên, các địa phương ĐBSCL cũng phải hết sức cảnh giác với khả năng lúa có thể bị ngập úng do mưa và do triều cường, nhất là tại các địa phương gần biển. Ngoài ra, sản xuất lúa và nhiều loại cây trồng vụ thu đông cũng bị tác động tiêu cực của giá các loại phân bón, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất tăng và tình hình thời tiết và nhiều loại sâu bệnh diễn biến phức tạp trong bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng tăng…

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh yêu cầu: Các cơ quan chuyên môn thuộc bộ và địa phương cần tiếp tục chỉ đạo sản xuất và điều hành một cách quyết liệt và linh hoạt để tiếp tục có các vụ mùa thắng lợi, góp phần đảm bảo lương thực thực phẩm trong mọi điều kiện và thúc đẩy phát triển xuất khẩu. Ðặc biệt, trong vụ thu đông 2022 cần chú ý bố trí thời vụ một cách linh hoạt, phù hợp từng vùng và có tính đến thời gian sản xuất lúa của các vụ tiếp theo.

Về cơ cấu giống, cần tiếp tục tăng cường sản xuất các loại lúa chất lượng cao, lúa thơm và đặc sản. Ðồng thời, đẩy mạnh nhân rộng và phổ biến các mô hình, quy trình kỹ thuật tiên tiến để giảm chi phí, nâng cao chất lượng, giá bán và hiệu quả sản xuất. Chú ý đẩy mạnh tuyên truyền, giúp nông dân giảm mạnh lượng sử dụng giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để giảm chi phí sản xuất. Quan tâm tăng cường công tác kiểm tra, quản lý các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bán trên thị trường để đảm bảo chất lượng và giá bán, tránh hàng giả…

Ngoài ra, Thứ trưởng đã yêu cầu Cục Trồng trọt phối hợp các địa phương, đơn vị liên quan rà soát, xác định cụ thể quy mô, diện tích sản xuất lúa thu đông 2022 tại từng địa phương và tính toán khung thời vụ phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ và địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác thông tin, dự báo về thời tiết và cập nhật liên tục tình hình lũ, triều cường cho người dân nắm. Tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích người dân tăng cường sản xuất lúa chất lượng cao, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật và quy trình canh tác tiên tiến để giảm mạnh chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng và giá bán sản phẩm.

Vụ thu đông ĐBSCL sẽ xuống giống 700 ngàn ha, Bộ NN&PTNT đề nghị các ngành liên quan xem có phương hướng khác để đảm bảo vụ lúa thu đông cho thắng lợi. Đồng thời tuân thủ thời gian xuống cho vụ mùa theo lịch thời vụ; đẩy mạnh cơ cấu giống chất lượng cao, vụ sau phải cao hơn vụ trước.

“Trên thế giới không có vùng nào mà thuận lợi canh tác lúa như vùng ĐBSCL, để nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo có cạnh tranh trên thị trường thế giới, chúng ta phải bắt buộc vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào canh tác lúa gạo mới đảm bảo có lợi nhuận. Muốn có lợi nhuận chúng ta phải kiên quyết thực hiện các yếu tố đầu vào như: Giảm giống gieo sạ, giảm phân bón, giảm thuốc… các cái giảm đó sẽ kéo theo giảm nhiều thứ khác trong canh tác lúa vừa bảo vệ sức khỏe, môi trường mà ngành hàng lúa gạo đảm bảo chất lượng có thể xuất khẩu vào nhiều thị trường khí tính”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.

Thái Cường
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm