Đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics của châu Á
Hứa hẹn chuỗi nghệ thuật hấp dẫn tại các công viên biển Đà Nẵng / Chính thức công bố Quy hoạch cảng hàng không, sân bay Việt Nam
Tuy nhiên,chi phí logisticscủa Việt Nam so sánh với GDP đang là gần 17%, vẫn là mức cao so với bình quân thế giới (chỉ gần 11%).
Đầu tư phát triển các trung tâm logistics tầm cỡ quốc tế tại Việt Nam đang được xem là hướng đi để giảm chi phí cho hàng hoá và xa hơn là đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics của châu Á - Thái Bình Dương.
Công ty Cổ phần Quốc tế Delta, 20 năm nay, kinh doanh dịch vụ logistics trên tuyến vận tải xuyên Á, kết nối Trung Quốc với ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam. Doanh nghiệp cho biết, xét về mặt địa lý, Việt Nam chính là điểm trung chuyển hàng hoá của khu vực. Thế nhưng, thể chế chính sách đang là một vướng mắc lớn khiến dòng hàng hoá quốc tế chưa thể chảy mạnh qua Việt Nam.
Ông Trần Đức Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế Delta, cho biết: "Một lô hàng chỉ cần 12 tiếng đồng hồ để đi 1 cung đường 600km từ cửa khẩu biên giới phía bắc, ví dụ như cửa Hữu Nghị, để đi qua lãnh thổ Việt Nam, sang Lào qua cửa khẩu Cha Lo, có thể phải nằm chờ tới 3 tháng. Rất nhiều những thủ tục chuyên ngành áp dụng lên hàng quá cảnh và đang làm tắc nghẽn cái dòng chảy hàng hoá trung chuyển qua lãnh thổ Việt Nam".
Hàng hoá chỉ là quá cảnh qua Việt Nam đi sang nước khác, thế nhưng lại đang bị quản lý chặt không kém gì hàng nhập khẩu, tạo ra rào cản lớn đối với dòng chảy hàng hoá quốc tế qua Việt Nam. Trong khi đó, dòng chảy này càng lớn thì thì càng tạo điều kiện cho ngành logistics trong nước lớn mạnh, đồng thời thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư phát triển hạ tầng logistics, và đặt tổng kho quốc tế tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Duy Minh, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, nhận định: "Chúng ta cần một chính sách để hỗ trợ toàn diện, hướng tới mục tiêu này. Hạ tầng, giao thông, hạ tầng sản xuất, hạ tầng logistics phải được quy hoạch tích hợp vùng, làm sao để có những điểm nút ở trong nội địa, kết nối với nhau hài hoà để hàng hoá nó chảy ra những cảng cửa ngõ, càng trung chuyển trong tương lai một cách thuận lợi nhất, tối ưu nhất".
Ông Ivan Petrov, Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận vận tải quốc tế, nói: "Xét ra thì Việt Nam đã là điểm trung chuyển hàng hóa quốc tế rồi. Vấn đề là làm sao để trở nên nổi bật hơn trên bản đồ logistics thế giới. Đơn giản hoá thủ tục hành chính, thủ tục hải quan, chuyển đổi số, để tăng tính minh bạch và rút ngắn thời gian. Những giải pháp mềm này luôn có thể triển khai được ngay mà không tốn kém".
Một khi đã thực sự trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá thế giới, thì không chỉ hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam được hưởng lợi, mà về bản chất là chúng ta đang đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ dịch vụ logistics, giúp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, tăng nguồn thu cho ngân sách và tạo thêm công ăn việc làm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo