Gặp lại cậu học trò tý hon Đinh Văn K'Rể
Ga Sài Gòn lên lịch phát số thứ tự mua vé tàu Tết / Hàng nghìn người đổ về phố cổ chơi Trung thu sớm
Đinh Văn K'Rể là người dân tộc Hơ rê, sinh ra đã mắc chứng bệnh hiếm gặp - Seckel (người lùn, đầu chim). K'Rể đã lên 10 nhưng em chỉ cao vỏn vẹn 62 cm và nặng 3,9 kg. |
Năm 2013, khi đến thôn Gò Da vận động học sinh về nội trú, thầy Cương phát hiện ra em được mẹ bỏ trong một cái bị. Thầy đã dặn gia đình cứ nuôi đi, khi nào đủ tuổi đi học thì đưa xuống trường, nếu ở với thầy được một ngày thì thầy sẽ nuôi. |
Từ khi K'Rể 6 tuổi, thầy Cương đã có mặt bên em từ những chuyến đi ra thành phố, tới thủ đô để thăm khám căn bệnh hiểm nghèo, đến việc cho ăn, cho tắm hàng ngày sau mỗi buổi học ở trường nội trú. Thầy Cương, cho biết sau khi đưa về trường nuôi nấng, em đã hoàn thiện một số kỹ năng như: biết đi dép, biết mặc quần áo, vào nhà vệ sinh, bày tỏ cảm xúc của mình. Mỗi năm K'Rể đã tăng 0,2 kg. |
Tại buổi lễ "Tri ân thầy cô" tổ chức dịp 20/11/2017 ở Hà Nội, hình ảnh thầy Hiệu trưởng Đặng Văn Cương “làm cha” của cậu học trò tí hon Đinh Văn K'Rể, không may mắc hội chứng Seckel (người lùn đầu chim) khiến người xem không kìm được nước mắt. |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hẹn một ngày gần nhất sẽ đến tận nơi để thăm thầy và trò Trường Tiểu học Dân tộc bán trú Sơn Ba. Ông Nhạ khi đó đã nói rằng “đây là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ và xúc động nhất trong cuộc đời làm thầy giáo, làm một nhà quản lý giáo dục”. |
Lớp 1B do cô giáo Phạm Thị Khánh làm chủ nhiệm đang có tiết học tiếng Việt ghép vần. Đây là chương trình tiếng Việt theo chương trình “Công nghệ giáo dục”. Các bạn trong lớp tập trung ngay ngắn theo cô ghép vần. |
Đinh Văn K’Rể ngồi ở bàn đầu khá tinh nghịch, lúc nhìn theo cô giáo trên bảng, khi quay sang nhìn bạn bên cạnh viết bảng, và có lúc thì tự cầm cuốn vở đặt trước mặt mình xoay đi xoay lại vẻ thích thú. |
Cô Khánh cho biết, khi tiếp nhận K’Rể vào lớp, cô phải sắp xếp chỗ ngồi tiện lợi, cây bút chì cắt đôi ra mới vừa tay cầm của cậu. Do tay mềm và yếu nên em chưa viết bút chì được. Nhưng K’Rể có thể bắt chước bạn bên canh lấy bảng con ra và vẽ phấn lên đó. |
Cách đây 3 năm, trường thuê nhân viên nấu ăn. Thầy Cương nói vui: “Ở đây các em sướng hơn ở nhà, nên có em cuối tuần về nhà thì đến ngày chủ nhật đã mong ngóng quay trở lại trường”. |
K' Rể không có răng và phải ăn bằng lợi. Bữa trưa, em có thể xúc ăn được một phần non nửa bát cơm. |
Mục tiêu đưa K'Rể vào lớp học là giúp em hoà nhập với bạn bè và hoàn thiện các kỹ năng. Thầy Cương làm một chiếc giường riêng nhưng K'Rể không ngủ, mà chỉ đòi ngủ với thầy.Nhà thầy Cương ở thị xã Quảng Ngãi, cuối tuần khi về thăm vợ con, thầy cũng mang K'Rể về theo.K’Rể ở phòng nội trú cùng với thầy hiệu trưởng trong dãy nhà 3 phòng. Phòng bên cạnh là anh trai cậu, Đinh Văn Siêng |
Anh em K’Rể là 2 trong số 117 học sinh được hưởng chính sách bán trú của nhà nước, đang theo học tại trường. Đây là những học sinh dân tộc Hre, thuộc 3 thôn nghèo của xã. Mỗi tháng các em có 15kg gạo và 540.000 đồng do nhà nước chu cấp. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo