Giải pháp đảm bảo cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế?
Nhu cầu sắm Tết bắt đầu tăng / Kỳ vọng ngành du lịch sẽ sớm hồi phục hơn so với trước thời kỳ đại dịch
Bảo đảm cung ứngvốn tín dụng cho nền kinh tế- đây là nội dung chỉ đạo trong công điện của Thủ tướng Chính phủ tới Ngân hàng Nhà nước và hệ thống các ngân hàng. Tính đến cuối tháng 10, tín dụng với các lĩnh vực ưu tiên đang có mức tăng trưởng tốt.
Ví dụ như tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn tăng gần 11%, chiếm 25% dư nợ chung toàn nền kinh tế. Công nghiệp hỗ trợ tăng gần 13%, doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng gần 7%. Thủ tướng yêu cầu tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế.
Hôm 13/12, tại Cần Thơ, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức Hội nghị "Giải pháp tín dụng thúc đẩy thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực vùng ĐBSCL". Thông tin tại hội nghị cho biết, đến đầu tháng 12/2022, các ngân hàng khu vực ĐBSCL đạt dư nợ trên 955.000 tỷ đồng, tăng 14%. Riêng tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn luôn được các tổ chức tín dụng quan tâm đầu tư, với dư nợ đạt gần 540.000 tỷ đồng, tăng gần 15%. Kết quả này cho thấy dòng vốn tín dụng của ngân hàng đã tập trung vào các lĩnh vực, ngành hàng là thế mạnh, chủ lực của khu vực ĐBSCL.
"Cả doanh nghiệp và ngân hàng cùng tháo gỡ khó khăn của 2 phía, cùng tạo điều kiện để hiểu nhau hơn, chia sẻ với nhau hơn trong hoạt động kinh doanh của mình và đặc biệt có nguồn vốn giúp bà con nông dân trong vấn đề thi hoạch, tạm trữ, chế biến, xuất khẩu. Đây là những vấn đề rất quan trọng trong chuỗi sản xuất của nông dân và doanh nghiệp. Vì vậy, chúng tôi đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và rất trách nhiệm của ngành ngân hàng đối với vùng ĐBSCL", ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho hay.
Đến thời điểm này, tăng trưởng tín dụng ở mức 12,2%, huy động vốn tăng khoảng 5,5%, nghĩa là nhu cầu vay thì rất lớn. Với các ngân hàng, bài toán lúc này là có dư địa để giảm lãi suất cho vay trong bối cảnh lượng tiền gửi giảm, nhu cầu rút tiền người dân cận Tết tăng tạo áp lực lên nguồn tiền để cho vay.
Lãi suất huy động chính là giá vốn của ngân hàng khi tính toán lãi suất cho vay và thường có mối quan hệ cùng chiều. Nghĩa là khi lãi suất huy động tăng, lãi suất cho vay cũng sẽ tăng ngân hàng mới có lãi. Nhưng hiện nay lãi suất huy động tăng, lãi suất cho vay giảm. Vì vậy, các tổ chức tín dụng, ngân hàng sẽ phải cân đối để mở rộng tín dụng vào thời điểm này.
Hồi tháng 5 vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 31 về hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước đối với các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Ngân hàng nhà nước sau đó đã thiết kếgói hỗ trợ lãi suấttrị giá hơn 16.000 tỷ đồng cho năm nay. Tuy nhiên đến nay thì tỷ lệ giải ngân vẫn rất thấp.
Hiện có tình trạng doanh nghiệp kêu khó khi tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2% và chính các ngân hàng cũng không khá chần chừ để giải ngân. Vậy khó ở đâu và cần tháo gỡ như thế nào? Chỉ riêng tín dụng thì không thể giải quyết được khó khăn thanh khoản của nền kinh tế, mà cần thúc đẩy giải ngân đầu tư công. Ý kiến của chuyên gia về vấn đề này như thế nào
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao