Tin tức - Sự kiện

Đà Nẵng: Cần phân tích rõ nguyên nhân thu ngân sách có dấu hiệu chững lại

DNVN - Báo cáo của UBND TP Đà Nẵng tại kỳ họp thứ 10 HĐND TP khóa X (từ ngày 13 – 15/12) cho hay, thu ngân sách Nhà nước của TP năm 2022 ước đạt gần 23.600 tỷ đồng, đạt hơn 120% so với dự toán. Theo Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP, trong bối cảnh nhiều khó khăn, doanh nghiệp chưa thực sự phục hồi thì đây là kết quả đáng ghi nhận.

Giao lưu trà đạo Nhật Bản / Đà Nẵng chấn chỉnh hoạt động kinh doanh bất động sản chưa đủ điều kiện

Thu ngân sách năm 2022 chỉ bằng năm 2017

“Tuy nhiên cũng thẳng thắn nhìn nhận tổng thu ngân sách trên địa bàn chưa ổn định, chưa tương xứng với quy mô kinh tế. Năm 2022, thu ngân sách TP đạt kết quả khá cao một phần nhờ vào các khoản thu đột biến phát sinh (khoảng 1.150 tỷ đồng, chủ yếu từ truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp- TNDN, từ hoạt động kinh doanh tài chính không thường xuyên, chuyển nhượng vốn…). Các khoản thu này khó có tính bền vững cho các năm tới”, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Đà Nẵng Phan Thị Tuyết Nhung nói.

Bà Phan Thị Tuyết Nhung, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Đà Nẵng đề nghị UBND TP cần phân tích rõ nguyên nhân thu ngân sách so với các năm trước có dấu hiệu chựng lại;

Bà Phan Thị Tuyết Nhung, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Đà Nẵng đề nghị UBND TP cần phân tích rõ nguyên nhân thu ngân sách so với các năm trước có dấu hiệu chững lại.

Theo số liệu của Ban này, thu ngân sách Nhà nước năm 2022 của TP Đà Nẵng giá hiện hành chỉ bằng số thu năm 2017 (23.581 tỷ đồng); bằng 86% so với năm 2018 (27.218 tỷ đồng) và bằng 85% năm 2019 (27.616 tỷ đồng); không có biến động nhiều qua 3 năm dịch bệnh COVID-19 (năm 2020 đạt 23.954 tỷ đồng; năm 2021 đạt 23.020 tỷ đồng; năm 2022 ước thực hiện 23.578 tỷ đồng).

Do vậy Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Đà Nẵng đề nghị UBND TP cần phân tích rõ nguyên nhân thu ngân sách so với các năm trước có dấu hiệu chững lại; trong đó có so sánh thêm giá hiện hành, giá so sánh với thời gian trước để thấy rõ hơn sự thay đổi về quy mô cũng như làm rõ thêm mối quan hệ giữa tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội (GRDP) và thu ngân sách (năm 2022 GRDP tăng 13,8% - thu ngân sách tăng 3%; năm 2023 đặt mục tiêu GRDP tăng 6,5 – 7% nhưng thu ngân sách dự toán lại không tăng).

Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế vẫn bị thu hẹp

Theo báo cáo của UBND TP Đà Nẵng, với 9/11 chỉ tiêu KT-XH hội đạt và vượt kế hoạch đề ra, GRDP (giá so sánh năm 2010) ước tăng 14,05% so với năm 2021, Đà Nẵng là địa phương đứng thứ 3 cả nước về tốc độ tăng trưởng. Quy mô GRDP giá hiện hành ước đạt hơn 125.200 tỷ đồng, mở rộng quy mô GRDP so với năm 2019 (chưa xảy ra dịch COVID-19) là hơn 14.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên thông báo về công tác tham gia xây dựng chính quyền năm 2022 và các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại phiên khai mạc Kỳhọp thứ 10 HĐND TP khóa X, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng Ngô Xuân Thắng cho biết, qua giám sát tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022, Mặt trận TP nhận thấy tăng trưởng kinh tế đạt khá nhưng chưa đồng đều.

Theo Chủ tchj Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng Ngô Xuân Thắng, tăng trưởng kinh tế của TP năm 2022 đạt khá nhưng chưa đồng đều

Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng Ngô Xuân Thắng, tăng trưởng kinh tế của TP năm 2022 đạt khá nhưng chưa đồng đều.

Theo đó, tỷ trọng lớn trong tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng năm 2022 chủ yếu thuộc về lĩnh vực du lịch, thương mại, dịch vụ vận tải, thông tin truyền thông, tài chính ngân hàng. Còn một số ngành công nghiệp, xây dựng tiếp tục đối mặt với khó khăn, chưa thể phục hồi. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chưa đáp ứng yêu cầu và mục tiêu đề ra.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Đà Nẵng phân tích cụ thể, trong tổng cơ cấu các ngành kinh tế TP năm 2022, tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm hơn 68%, trong khi khu vực công nghiệp – xây dựng bị thu hẹp so với năm 2021, chỉ chiếm hơn 20%, thấp hơn định hướng cơ cấu nền kinh tế TP giai đoạn 2021 – 2025. Và với kế hoạch tăng trưởng như dự kiến năm 2023, công nghiệp – xây dựng khả năng sẽ tiếp tục bị thu hẹp về tỷ trọng xuống dưới 20% trong cơ cấu.

Trải qua dịch COVID-19 cho thấy việc nền kinh tế Đà Nẵng phụ thuộc nhiều vào các ngành dịch vụ đã bộc lộ một số rủi ro, yếu điểm. Điều đó đòi hỏi TP cần sớm đề ra các giải pháp căn cơ để chuyển dịch kinh tế bền vững hơn, bảo đảm theo đúng định hướng. Một số ngành trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, công nghệ cao cần có nhiệm vụ, giải pháp phát triển thật cụ thể, mang tính dài hạn hơn để hướng đến phát triển kinh tế TP Đà Nẵng theo hướng “sâu và bền vững”.

Một trong những giải pháp quan trọng, theo Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Đà Nẵng, là hình thành quỹ đất phục vụ ngành công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch và đã có kế hoạch đầu tư (gồm hình thành mới các KCN Hòa Cầm giai đoạn 2, Hòa Nhơn, Hòa Ninh và KCN hỗ trợ công nghệ cao; hình thành mới các cụm công nghiệp Cẩm Lệ, Hòa Nhơn, Hòa Khánh Nam, Hòa Hiệp Bắc). Tuy nhiên tiến độ triển khai trong thực tế còn rất chậm, chưa đáp ứng nhu cầu tiếp cận đất đai, thu hút đầu tư trên địa bàn.

Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm