Giải pháp vốn để thực hiện Quy hoạch điện VIII
Chưa khai mạc, lễ hội hoa lan Đà Nẵng 2023 đã tấp nập khách tham quan / Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự lễ ra quân chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè tại Cà Mau
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và ban hành bản Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Để thực hiện bản quy hoạch này, theo ước tính từ nay đến năm 2050 sẽ cần trên 500 tỷ USD để đầu tư phát triển cho cả nguồn và lưới điện.
Quy hoạch điện VIII đặt ra mục tiêu công suất cực đại đến năm 2030 đạt trên 90.000 MW, với sản lượng điện thương phẩm đạt trên 567 tỷ kWh, đến năm 2050 sẽ đạt cao hơn gấp đôi về công suất và gần 2,5 lần sản lượng điện thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, tổng vốn đầu tư phát triển cả nguồn và lưới trong 10 năm tới là trên 135 tỷ USD, giai đoạn 20 năm tiếp theo cần hơn 400 tỷ USD.
Để huy động được nguồn vốn lớn thực hiện bản Quy hoạch điện VIII, nhiều ý kiến cho rằng, giai đoạn này cần phải tạo được môi trường kinh doanh minh bạch, nhất là đa dạng hóa các hình thức đầu tư giữa nhà nước, tư nhân và các đối tác công tư cho các dự án điện.
Việc cân đối tín dụng, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước là yêu cầu đặt ra để thực hiện bản Quy hoạch điện VIII. Ảnh minh họa.
Quy hoạch điện VIII cũng đặt mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm, định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo sẽ chiếm 2/3 tổng công suất toàn hệ thống.
Ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho biết: "Quy hoạch điện VIII đã nêu rất rõ là chúng ta chỉ tiếp tục phát triển các dự án điện than đang trong quá trình triển khai xây dựng cho đến năm 2030 và từng bước sẽ chuyển đổi nhiên liệu than của các nhà máy nhiệt điện, sang sử dụng các nhiên liệu sạch hơn như là sinh khối, amoniac và phấn đấu đến năm 2050 sẽ không sử dụng than cho phát điện".
Theo đánh giá bản Quy hoạch điện VIII mang lại định hướng cho tương lai chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh