Giáo dục

Hà Giang: Xín Mần nỗ lực giảm tình trạng học sinh bỏ học tại các điểm trường khó khăn

DNVN - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận động các em học sinh ra lớp nhằm bảo đảm duy trì sĩ số học sinh, tăng tỷ lệ đi học chuyên cần, đặc biệt tại các điểm trường vùng khó khăn, nhờ đó đã từng bước khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trên địa bàn toàn huyện.

Đà Nẵng: Học sinh, sinh viên nghỉ học từ trưa nay 8/10 do mưa lớn / Phú Thọ: Công bố Trung tâm y tế huyện Thanh Thủy xếp hạng I

Trước đây trên địa bàn huyện Xín Mần tình trạng học sinh bỏ học cũng còn khá phổ biến, học sinh bỏ học hầu hết xảy ra ở các điểm trường những địa bàn khó khăn, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống hoàn cảnh khó khăn vì thế việc đến trường của các em thường bị gián đoạn do phải phụ giúp công việc gia đình, thời gian đầu tư cho học tập của các em hạn chế dẫn đến kết quả học tập yếu kém nên dễ chán nản, vắng mặt ngày càng nhiều rồi bỏ học giữa chừng.

Để duy trì sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, Trường mầm non Nấm Dẩn đã tích cực tuyên truyền vận động các em học sinh ra lớp, hiện nay, toàn trường có 1 điểm trường chính và 6 điểm trường lẻ, với tổng số có 336 học sinh. Trong đó có các điểm trường như; Nà Chăn, Nấm Chà, Ngam Lâm, Nấm Dẩn, Lùng Mớ, tróng đó có điểm Nấm Chanh có 100 % là học sinh người Mông …Hầu hết những điểm trường được cắm trên các thôn bản vùng cao, địa hình phức tạp, đường xá đi lại khó khăn. Song với sự quyết tâm và chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương cùng với sự tận tâm của các thầy, cô giáo ở các điểm trường, khoảng mấy năm nay việc duy trì sĩ số học sinh hằng năm đều đạt 97% đến 99% trẻ ra lớp, riêng trẻ nhà trẻ độ tuổi từ 18 đến 24 tháng đạt 48,54%.

Theo cô giáo Hoàng Thanh Huyền, Hiệu trưởng trường Nấm Dẩn cho biết; Để có được tỷ lệ chuyên cần cao ở điểm trường chính và các điểm lẻ là nhờ sự quyết tâm của cấp ủy đảng chính quyền địa phương, sự đồng tình của người dân, là một trường có tỷ lệ 42% học sinh thuộc diện hộ nghèo, mới đầu phụ huynh cũng không cho trẻ mẫu giáo đến lớp tuy nhiên được nhà trường tuyên truyền đến từng phụ huynh và đặc biệt nhà trường tổ chức bán trú được ở tất cả các điểm lẻ chính vì thế việc đưa đón con đến trường để học và ăn bán trú cả ngày khiến người dân hiểu và yên tâm hơn.

Các cháu học sinh trường MN Nấm Dẩn rửa tay trước khi ăn bán trú.


Đồng quan điểm về vấn đề thầy giáo Nguyễn Anh Nam, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nấm Dẩn chia sẻ: Nhà trường luôn đạt tỷ lệ 100% học sinh ở bán trú và tỷ lệ chuyên cần toàn trường luôn đạt 98% là nhờ sự vào cuộc của phụ huynh và trưởng thôn bản, năm nào cũng vậy khi họp phụ huynh nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lấy số điện thoại của từng phụ huynh để liên lạc hàng ngày thông báo việc học và ở bán trú. Thường xuyên phối hợp giữa nhà trường và trưởng thôn bản để thực hiện việc cam kết với từng gia đinh về việc cho con đi học, nêu gia đình nào để con bỏ học hay nghỉ học không có lý do thì thôn sẽ thực hiện quy ước, hương ước của thôn bản, chính vì thế nhiều năm trở lại đây không có tình trạng học sinh bỏ học hay nghỉ học.

Trường tiểu học Nấm Dẩn có tổng số 445 học sinh, trong đó có 135 học sinh hưởng chế độ hỗ trợ theo Nghị định 116 của Chính Phủ, được ăn ở bán trú tại trường, tuy nhiên là trường có học sinh bán trú nhưng không phải trường bán trú cũng là một thiệt thòi lớn cho các em học sinh và thầy cô giáo. Tuy nhiên mấy năm trở lại đây chất lượng giáo dục của nhà trường cũng được nâng lên, đáng kể đến có 5 em học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện, 1 em đạt giải ba cấp tỉnh thi Mỹ Thuật là những giải chưa cao nhưng đánh giấu 1 mốc son lịch sử cho nhà trường vũng cao từ trước đến nay chưa bao giờ nghĩ đến.

Giờ tự học của các em hs bán trú trường THCS Nấm Dẩn.

Các cháu học sinh trường MN Nấm Dẩn rửa tay trước khi ăn bán trú.

Mỗi trường có một cách làm khác nhau để duy trì sĩ số học sinh ở vùng cao, Trường THCS Nấm Dẩn là một điển hình, hàng năm mỗi dịp họp phụ huynh học sinh đầu năm nhà trường mời các bậc phụ huynh đến họp và yêu cầu giáo viên chủ nhiệm ký cam kết với từng phụ huynh, tuy nhiên việc họp thống nhất để ký cam kết có sự tham dự của chính các em học sinh, để các em nhận thức việc bố mẹ phải ký cảm kết để đảm bảo cho chính bản thân các em không tự ý bỏ học, sau khi đó giáo viên ký cam kết với ban giám hiệu, đồng thời giáo viên chủ nhiệm cập nhập số điện thoại của từng phụ huynh và các trường thôn bản để thường xuyên thông tin.

Em Nguyễn Văn Dương, học sinh lớp 6A chia sẻ: Em chưa bao giờ nghỉ học vì thực ra đến trường em vui hơn ở nhà và nghỉ một buổi học sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến kiến thức của buổi học hôm sau. Điều em thấy vui nhất là đến trường được ăn ở bán trú tại trường có thầy, cô giáo và các anh, chị lớp lớn hỗ trợ hướng dẫn việc vệ sinh các nhân hàng ngày và học bài. Nhà trường với tổng số 323 học sinh toàn trường trong đó có 69 em học sinh ở bán trú, nhiều năm trở lại đây tỷ lệ chuyên cần luôn đạt 98%.

Giờ tự học của các em hs bán trú trường THCS Nấm Dẩn.

Ông Tô Quang Trọng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Xín Mần cho biết: Thực hiện công tác vận động học sinh ra lớp, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo sát sao trước năm học mới, thông báo lịch học tới tất cả các thôn, bản, đồng thời, phân công mỗi giáo viên phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể, trưởng thôn, bản và người có uy tín đến từng nhà vận động học sinh đến lớp đúng độ tuổi và đúng ngày.

Đồng thời, tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ học sinh để các phụ huynh nắm được. Phòng thường xuyên tổ chức, kêu gọi vận động các ngành, các cấp, doanh nghiệp hỗ trợ về sách vở, bút viết, xe đạp, miễn giảm các khoản, giảm chi phí học tập cho gia đình nghèo, gia đình khó khăn. Nhằm đảm bảo duy trì sĩ số năm học mới luôn cao hơn năm học trước. Đồng thời thường xuyên phối hợp với các cấp ủy, chính quyền và đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…tích cực vào cuộc nữa để hạn chế tối đa tình trạng trẻ em bỏ học. Bên cạnh đó, chỉ đạo các trường cũng cần đổi mới môi trường sư phạm, cải thiện phương pháp giảng dạy, xây dựng nhiều hoạt động ngoại khóa lành mạnh, hấp dẫn, khuyến khích học sinh có hứng thú khi đến lớp...

Việc duy trì sĩ số học sinh vùng cao đến lớp mặc dù còn gặp nhiều khó khăn không chỉ riêng đối với địa bàn huyện Xín Mần. Chính vì vậy, cần có sự phối hợp từ chính quyền địa phương, thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh, để học sinh nâng cao nhận thức đến trường, tránh tình trạng bỏ học, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện.

Đình Thơm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm