Giáo dục

Hội nhập quốc tế trong giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long

DNVN - Với chủ đề “Nâng cao chất lượng giáo dục cho hội nhập và phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”, tọa đàm do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức đã diễn ra vào sáng ngày 30/3.

Cần Thơ: Thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công / Tăng cường liên kết phát triển kinh tế - xã hội giữa TP Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long


GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐHCT (người ngồi giữa) phát biểu khai mạc tọa đàm.

GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐHCT (người ngồi giữa) phát biểu khai mạc tọa đàm.

Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ cho biết, diễn đàn phát triển bền vững vùng ĐBSCL (SDMD) là một trong những hoạt động theo chủ trương của Chính phủ, do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì nhằm kết nối các bên liên quan trong nước và quốc tế, góp phần đề xuất các định hướng, chính sách giải pháp cho Chính phủ, các cơ quan ban ngành, đồng thời thúc đẩy triển khai các chương trình, dự án thiết thực, góp phần phát triển bền vững vùng ĐBSCL.

Chủ đề quý I/2023 là “Nâng cao chất lượng giáo dục cho hội nhập và phát triển bền vững vùng ĐBSCL”, cụ thể hóa chủ đề này, Trường Đại học Cần Thơ đang triển khai Đề án “Hỗ trợ phát triển các trường THPT vùng ĐBSCL” với mục tiêu xây dựng mạng lưới liên kết hợp tác giữa trường Đại học Cần Thơ với các trường THPT nhằm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, góp phần phát triển bền vững vùng ĐBSCL.

Theo GS.TS Hà Thanh Toàn, trong thời đại toàn cầu hóa với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trước yêu cầu phát triển bền vững của xã hội, việc nâng cao chất lượng giáo dục để làm nền tảng và thúc đẩy sự phát triển bền vững là điều hết sức cần thiết, nhất là với vùng ĐBSCL.

Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ thông tin, ĐBSCL từng bị xem là vùng trũng giáo dục của cả nước. Những năm qua thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, giáo dục ĐBSCL có bước tiến đáng mừng. Tại Hội nghị phát triển giáo dục vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 diễn ra vào ngày 27/2/2023, Bộ GD&ĐT đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của ĐBSCL đã tiệm cận với trung bình chung của cả nước, một số chỉ số giáo dục đạt trung bình và trên trung bình cả nước.

 

Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vùng ĐBSCL được các đại biểu đề xuất tại buổi tọa đàm.

Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vùng ĐBSCL được các đại biểu đề xuất tại buổi tọa đàm.

Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo của đồng bằng vẫn còn những điều đáng quan tâm và cần tiếp tục được cải thiện như tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp (14,9%), tỉ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên chỉ đạt 6,8% - thấp nhất cả nước; quy mô giáo dục đại học chưa đáp ứng yêu cầu của người dân.

Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT đã xác định quan điểm phát triển của giáo dục vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là phát triển giáo dục đào tạo, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội với tiến bộ khoa học và công nghệ, phù hợp quy luật khách quan; chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả..

 

Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ mong muốn tại tọa đàm này, các đại biểu tích cực tham gia, trao đổi, thảo luận, kết nối; xúc tiến các chương trình thích hợp, đề xuất các cấp ngành trong quản lý, đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục cho vùng ĐBSCL.

Liên quan nội dung tọa đàm nâng cao chất lượng giáo dục, hội nhập và phát triển bền vững, nhiều đại biểu tham dự đã có ý kiến phát biểu. Đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Hậu Giang với tham luận “Ngành giáo dục tỉnh Hậu Giang trong công cuộc đổi mới và phát triển”, đại diện USAID đi vào phân tích chủ đề “Giáo dục vì sự phát triển bền vững”…

Với chủ đề “Hội nhập quốc tế trong giáo dục”, TS Bùi Trần Quỳnh Ngọc - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là yếu tố quan trọng nhằm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục.

Dưới tầm nhìn phát triển bền vững, hội nhập quốc tế trong giáo dục là giải pháp giúp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có đủ kiến thức và kỹ năng làm việc trong môi trường toàn cầu; hội nhập quốc tế trong giáo dục chính là xu hướng không thể đảo ngược của các cơ sở giáo dục hiện nay.

Một số hình thức hội nhập quốc tế trong giáo dục hiện nay là liên kết đào tạo; nghiên cứu khoa học; tài trợ quốc tế và liên kết trong đầu tư giáo dục… rong đó, nổi bật là liên kết đào tạo với nước ngoài. Liên kết đào tạo mang lại nhiều giá trị to lớn, giúp nâng cao chất lượng đào tạo cho hệ thống giáo dục đại học trong nước, từ đó nâng cao vị thế của nền giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục quốc tế.

 

Hòa Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm