Hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP Hồ Chí Minh với ĐBSCL
Tăng cường liên kết phát triển kinh tế - xã hội giữa TP Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long / Khẩn trương xây dựng cơ chế thích ứng thuế tối thiểu toàn cầu
TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có mối quan hệ gắn bó trong quá trình hình thành và phát triển, có vị trí đặc biệt quan trọng. Thời gian qua, các chương trình hợp tác về kinh tế - xã hội giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đạt nhiều kết quả tích cực, có sức lan tỏa trên nhiều lĩnh vực, đóng góp cho sự phát triển chung.
Theo các đại biểu, những năm qua, Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã có những tác động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy tiêu thụ và kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh dòng luân chuyển hàng hóa, nâng tầm sản phẩm đặc trưng của các địa phương cũng như tạo cầu nối gắn kết thông thương chặt chẽ giữa TP Hồ Chí Minh với từng tỉnh, thành nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.
Các địa phương cũng đã tìm được nhiều cơ hội đầu tư, kinh doanh, phát huy lợi thế của nhau, tạo ra không gian phát triển mới, vượt qua ranh giới hành chính tỉnh, huy động và sử dụng các nguồn lực mới hiệu quả hơn.
Kết nối giao thương giữa các tập đoàn, doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và doanh nghiệp các tỉnh, thành thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: TTXVN)
Tuy nhiên, liên kết về kinh tế giữa các địa phương chưa dựa trên sự chuyên môn hóa hay phân công lao động theo chuỗi giá trị, phát triển các ngành công nghiệp chủ lực hay phát triển công nghiệp hỗ trợ; chưa có nhiều liên kết vùng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp hình thành cụm liên kết ngành.
Theo các đại biểu, thời gian tới, các chương trình hợp tác giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành ĐBSCL cần tập trung ưu tiên cho mục tiêu phát triển chung, tạo lập không gian kinh tế chung, phát huy tốt nhất lợi thế so sánh của nhau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo