Hướng dẫn đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho giảng viên theo Đề án 89
Đà Nẵng đã tiêm gần 91% số vaccine phòng COVID-19 do Bộ Y tế phân bổ / Cần Thơ phát hiện chùm 3 ca bệnh là nhân viên Trạm Y tế phường
Những điểm chính trong Thông tư 25/2021/TT- BGDĐT
Thông tư ban hành theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030 (Đề án 89).
Theo Thông tư, Đề án cấp kinh phí đào tạo trình độ tiến sĩ tất cả các ngành, ưu tiên những ngành được xác định cần tập trung đào tạo trong chiến lược phát triển nhân lực trình độ cao của Việt Nam ở từng thời điểm cho đến năm 2030 và trong giai đoạn tiếp theo; Đào tạo trình độ thạc sĩ các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật và nhóm ngành thể dục, thể thao.
Hình thức đào tạo bao gồm: đào tạo tập trung toàn thời gian trong nước; đào tạo tập trung toàn thời gian ở nước ngoài; liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ một phần thời gian học tập trung trong nước và một phần thời gian học tập trung ở nước ngoài, trong đó thời gian đào tạo ở nước ngoài tối đa không quá 2 năm.
Kinh phí hỗ trợ cấp cho người học tối đa không quá 4 năm (48 tháng) đối với người học tiến sĩ và không quá 2 năm (24 tháng) đối với người học thạc sĩ.
Cũng theo nội dung hướng dẫn của Thông tư, khi triển khai chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ cho giảng giân các cơ sở giáo dục đại học theo Đề án 89 thì: Giảng viên nguồn được tham gia dự tuyển tiến sĩ; Học tiến sĩ phải có công bố WoS/Scopus (Web of Science hoặc Scopus); Được tạm dừng học tập tối đa 12 tháng; Học xong thạc sĩ có thể dự tuyển tiếp ngay tiến sĩ.
Bộ GD-ĐT công bố hướng dẫn đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho giảng viên theo Đề án 89.
Các tiêu chí đối với cơ sở đào tạo tham gia Đề án 89
Đối với cơ sở đào tạo trong nước, nếu có nguyện vọng tham gia đào tạo trong phạm vi Đề án phải đáp ứng những yêu cầu sau: Ngành đào tạo có tên trong những bảng xếp hạng ngành hoặc lĩnh vực đào tạo có uy tín của thế giới được Bộ GD-ĐT công nhận ít nhất 1 lần trong 5 năm cuối tính đến thời điểm được xét chọn; Hoặc ngành đào tạo ở trinh độ tiến sĩ đã tuyển sinh và tổ chức đào tạo từ 5 năm trở lên, có ít nhất 5 nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp và được cấp bằng trong vòng 5 năm gần nhất; Ngành đào tạo ở trình độ thạc sĩ có ít nhất 5 khóa đào tạo đã tốt nghiệp và được cấp bằng;
Đối với cơ sở đào tạo ở nước ngoài: Ngành đào tạo ở trình độ tiến sĩ, trừ các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật, nhóm ngành thể dục và thể thao, nằm trong nhóm 500 tốt nhất của những bảng xếp hạng ngành hoặc lĩnh vực đào tạo có uy tín của thế giới (được Bộ GD-ĐT công nhận) ít nhất 1 lần trong 5 năm gần nhất tính đến thời điểm Bộ GD-ĐT công bố danh sách các cơ sở đào tạo trong phạm vi Đề án.
Cơ sở phải bồi hoàn chi phí đào tạo nếu không tiếp nhận, bố trí công việc cho người đi học về
Theo quy định trong Thông tư, cơ sở cử giảng viên đi đào tạo phải tổ chức tuyển chọn công khai, minh bạch và bảo đảm công bằng.
Cơ sở cử giảng viên đi đào tạo chịu trách nhiệm thu hồi chi phí hỗ trợ đào tạo người học đã nhận của Đề án khi người học vi phạm những quy định.
Bên cạnh đó, cơ sở cử giảng viên đi đào tạo sẽ phải bồi hoàn chi phí đào tạo cho Nhà nước trong trường hợp không tiếp nhận, bố trí công tác cho người học theo các quy định hiện hành.
Các mốc thời gian cần lưu ý
Theo hướng dẫn của Thông tư, Các cơ sở cử giảng viên đi đào tạo sẽ xây dựng kế hoạch tuyển chọn và cử giảng viên cơ hữu, giảng viên nguồn đi học tiến sĩ, thạc sĩ trong phạm vi Đề án của năm kế tiếp, gửi kế hoạch về Bộ GD-ĐT trước ngày 15/4 hằng năm.
Từ đó, Bộ GD-ĐT tổng hợp kế hoạch cùng dự toán kinh phí của các cơ sở cử đi trước ngày 15/6 hằng năm để thẩm định. Trên cơ sở đó, Bộ GD-ĐT quyết định và thông báo cho cơ sở cử giảng viên đi đào tạo số lượng người học được nhận kinh phí hỗ trợ từ Đề án theo từng nhóm ngành, trình độ đào tạo và hình thức đào tạo trước ngày 15/1 hằng năm.
Các cơ sở cử giảng viên đi đào tạo hoàn thành việc tuyển chọn trước ngày 15/3 hàng năm. Chậm nhất trước ngày 20/12 hằng năm, cơ sở cử giảng viên đi đào tạo và cơ sở đào tạo trong nước thực hiện và gửi Bộ GD-ĐT báo cáo định kỳ.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 24/10/2021.
End of content
Không có tin nào tiếp theo