Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT giữa đại dịch: Làm sao để bảo đảm quyền lợi công bằng cho thí sinh?

DNVN - Với việc chia kỳ thi tốt nghiệp THPT làm 2 đợt, lo lắng lớn nhất của học sinh thời điểm hiện tại là Bộ GD-ĐT sẽ có những phương án gì để đảm bảo quyền lợi cho các em, đặc biệt là thí sinh diện F1, F2 hoặc đang bị cách ly, phong tỏa phải tham gia thi tốt nghiệp THPT đợt 2.

Kỳ thi THPT 2021: Đề xuất giảm lệ phí xét tuyển cho thí sinh / Thí sinh liên quan đến Covid-19 sẽ thi THPT như thế nào?

Có hơn 18.000 thí sinh thuộc diện không thi tốt nghiệp THPT đợt 1

Năm 2021, công tác thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 có 1.014.972 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, thí sinh tự do có 41.944 (chiếm 4,13%); thí sinh chỉ xét tốt nghiệp THPT 222.356 (chiếm 21,91%); thí sinh chỉ xét tuyển sinh 33.779 (chiếm 3,33%); thí sinh xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh 758.837 (chiếm 74,76%)

Tính đến 17h ngày 1/7, cả nước có 18.328 thí sinh trong diện F0, F1, F2 và ở trong khu vực bị phong tỏa do COVID-19 sẽ không dự thi tốt nghiệp THPT đợt 1.

Trong đó, cả nước có 33 thí sinh là F0, riêng TP.HCM 16 thí sinh. Có 270 thí sinh F1, trong đó TP.HCM 61 thí sinh. Số thí sinh F2 là 847 em, trong đó nhiều nhất là TP.HCM với 215 em.

Cục Quản lý chất lượng cũng cho biết thêm, tính tới 18h ngày 25/6/2021, tất cả 63 tỉnh/thành phố trong cả nước đều đã sẵn sàng cho tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đợt 1 - theo kế hoạch vào ngày 7 - 8/7.

Bộ GD-ĐT quyết định thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2021 vẫn chia làm 2 đợt, đợt 2 dành cho các thí sinh thuộc diện F do ảnh hưởng của COVID-19.

Bộ GD-ĐT quyết định thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2021 vẫn chia làm 2 đợt, đợt 2 dành cho các thí sinh thuộc diện F do ảnh hưởng của COVID-19.

Làm sao để bảo đảm quyền lợi công bằng cho thí sinh?

Trước những băn khoăn, lo lắng của các bậc phụ huynh và các em học sinh về việc làm thế nào để đảm bảo quyền lợi của các em khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) chia làm 2 đợt thi? Nhiều thí sinh băn khoăn những em thi đợt 1 có chờ thí sinh đợt 2 để xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm (ĐH, CĐSP) hay không; thí sinh đợt 2 có kịp để xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm và tiến độ xét tuyển của các trường có bị ảnh hưởng không?

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2021, Bộ sẽ tiến hành tổ chức xét tuyển, tuyển sinh đại học sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT cả 2 đợt đã hoàn thành (áp dụng đối với cơ sở đào tạo và thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển). Như vậy, các em thi đợt 1 và 2 có cơ hội xét tuyển ngang nhau, đảm bảo quyền lợi và sự công bằng đối với thí sinh.

Trong trường hợp này, các cơ sở đào tạo cũng không cần tính toán các phương án để dành lại chỉ tiêu xét tuyển đợt 2, cũng giống như đã thực hiện năm 2020.

"Trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp hơn khiến cho khoảng cách giữa đợt 2 thi THPT quá xa, Bộ GD-ĐT sẽ có các chỉ đạo và hướng dẫn tiếp theo. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo quyền lợi của thí sinh, an toàn phòng chống dịch bệnh nhưng vẫn không ảnh hưởng tới chất lượng tuyển sinh ĐH, CĐSP. Quan điểm của Bộ GD-ĐT là nhất quán trong chủ trương xét tuyển chung, đảm bảo công bằng quyền lợi cho thí sinh trong cả 2 đợt thi", bà Thủy cho biết.

Bên cạnh đó, việc đã có kinh nghiệm tổ chức xét tuyển sinh trong mùa dịch, cộng với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp tục đa dạng hóa và kết hợp các phương thức xét tuyển đã giúp giảm bớt khá nhiều áp lực và khó khăn đối với việc tuyển sinh năm nay.

Theo Bộ GD-ĐT, với các thí sinh do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 không thể dự thi đợt 1 thì sẽ được dự thi đợt 2. Thời gian tổ chức thi đợt 2 sẽ được Bộ GD&ĐT thống nhất trên cơ sở đề xuất của các địa phương và tình hình thực tiễn về diễn biến dịch bệnh.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm