Giáo dục

Phương án tuyển sinh của Học viện Ngoại giao năm 2021

DNVN - Học viện Ngoại giao thông báo phương án tuyển sinh năm học 2020-2021 theo 4 phương thức xét tuyển.

Hơn 86 triệu USD hỗ trợ Việt Nam đầu tư vào tiết kiện năng lượng / Giới thiệu nhân sự ứng cử lãnh đạo chủ chốt với số phiếu tập trung cao

Theo đề án tuyển sinh, Học viện Ngoại giao sẽ tuyển cho 6 ngành gồm: Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế, Luật quốc tế, Ngôn ngữ Anh và Kinh doanh quốc tế.

Chỉ tiêu tuyển sinh các ngành đào tạo của Học viện Ngoại giao.

Chỉ tiêu tuyển sinh các ngành đào tạo của Học viện Ngoại giao.

Đối tượng xét tuyển là những thí sinh tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy và có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được quy định và thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam.

Học viện sẽ xét tuyển thẳng đối với những thí sinh có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên; Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS Academic (hoặc tương đương) đạt từ 7.0 trở lên, hoặc từ DELF-B2 trở lên.

Thí sinh là học sinh trường THPT chuyên hoặc trường THPT trọng điểm quốc gia đáp ứng một trong hai điều kiện: Có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 5/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.8 trở lên và có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS Academic (hoặc tương đương) đạt từ 6.5 trở lên (hoặc từ DELF-B1 trở lên) và có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên.

Thí sinh là đối tượng trong đội tuyển tham dự Cuộc thi /Triển lãm/ Phát minh Khoa học kỹ thuật quốc tế do các Hội, Trường, các tổ chức cử hoặc lập đội tuyển có sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo; có Giấy chứng nhận đoạt giải trong các Cuộc thi /Triển lãm/ Phát minh Khoa học kỹ thuật quốc tế và các chứng nhận liên quan đến cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận; có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên; đã tốt nghiệp THPT năm 2021, có kết quả thi tốt nghiệp THPT đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Học viện Ngoại giao quy định.

 

Phương thức 1: Kết hợp Kết quả học tập THPT và Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Thí sinh đăng ký xét tuyển phải đáp ứng các điều kiện: Tốt nghiệp THPT trong năm 2020.

Có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển): Đối với các ngành có học phần ngoại ngữ là tiếng Anh: IELTS (academic) từ 6,5 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 79 trở lên. Các ngành có học phần ngoại ngữ là tiếng Pháp: từ DELF-B1 trở lên và các ngành có học phần ngoại ngữ là tiếng Trung Quốc: từ HSK 4 trở lên (mức điểm từ 280 điểm trở lên).

Đồng thời, các thí sinh phải có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên

Phương thức 2: Dựa trên Kết quả học tập THPT

 

Đối tượng xét tuyển là học sinh trường THPT chuyên hoặc trường THPT trọng điểm quốc gia; có tên trong danh sách tham gia kỳ thi HSG Quốc gia hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi HSG cấp tỉnh/ thành phố lớp 10, lớp 11 hoặc lớp 12 các môn trong tổ hợp môn xét tuyển của Học viện (Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp) hoặc có tên trong danh sách dự thi cuộc thi KHKT cấp Quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức mà nội dung đề tài được Hội đồng tuyển sinh đánh giá là phù hợp với môn thuộc tổ hợp xét tuyển của Học viện.

Đồng thời, thí sinh có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên.

Phương thức 3: Dựa trên Kết quả học tập THPT, Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và Phỏng vấn đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam

Thí sinh cần đáp ứng 2 điều kiện. Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam. Có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS academic (hoặc tương đương) đạt từ 7.0 trở lên, hoặc từ DELF-B2 trở lên, hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác với mức điểm tương đương.

Phương thức 4: Dựa trên Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021

 

Đối tượng xét tuyển là tất cả thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đạt đủ điểm Học viện yêu cầu.

Bên cạnh đó, trường cũng có chương trình Liên kết đào tạo giữa Học viện Ngoại giao và Đại học Victoria Wellington (New Zealand) đã được Bộ Ngoại giao chấp thuận và Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép từ năm 2011. Đối với chương trình này, Học viện sẽ xét tuyển các ngành Quan hệ quốc tế, Khoa học chính trị và Truyền thông.

Học sinh tốt nghiệp THPT trong nước hoặc nước ngoài hoặc sinh viên đang theo học các trường đại học trong nước hoặc nước ngoài đều được đăng ký xét tuyển với yêu cầu thí sinh phải tốt nghiệp THPT trong nước/nước ngoài và đạt IELTS Academic từ 5.5 trở lên (hoặc TOEFL iBT tương đương).

Sinh viên theo học chương trình Liên kết đào tạo sẽ được học 1,5 năm học ở Học viện Ngoại giao và 1,5 năm học ở New Zealand. Bằng Cử nhân do Đại học Victoria Wellington cấp.

Lê Hằng
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm