Giáo dục

Vụ hình phạt 231 cái tát: Đừng dạy trò phải gian dối

(DNVN)- Dường như vẫn muốn "cứu vớt tội lỗi" sau 231 cái tát với trò, để bảo vệ danh hiệu "Trường chuẩn Quốc gia mức độ II", hiệu trưởng trường THCS Duy Ninh phát phiếu điều tra với 23 hoc trò theo lệnh cô tát bạn. Bà hiệu trưởng có nghĩ đến hậu quả màn "khủng bố" này?

Chinh phục học bổng danh giá bằng đam mê công nghệ / 20 sinh viên được nhận học bổng Năng lượng tương lai

Dư luận vẫn chưa nguôi ngoai chuyện cô giáo Thủy ra hình phạt tát trò 230 cái. Và cái tát thứ 231 là của cô giáo Thủy, thì truyền thông mà mạng xã hội lại phản ứng gay gắt, cho là phản giáo dục của Ban giám hiệu trường THCS Duy Ninh, đứng đầu là hiệu trưởng Phan Thị Lệ Anh.

Đó là việc nhà trường phát phiếu thăm dò với 23 học trò đã tát bạn theo lệnh cô Thủy, với 19 câu hỏi. Đó là kết quả "điều tra" được bà Phan Thị Lệ Anh đưa vào báo cáo số 46 gửi Phòng GD-ĐT huyện Quảng Ninh.


Sai lầm thứ nhất mà bà Phạm Thị Lệ Anh - Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) mắc phải, đó là việc phát hiện cô giáo Thủy ra hình phạt tát trò với kết quả là 231 cái tát, nhưng giấu nhẹm.

Chính vì sự cố tình giấu nhẹm của bà hiệu trưởng, nên cô giáo Thủy vẫn thản nhiên áp dụng hình phạt này với các trò, trong ba tháng đầu năm học, 10 trò đã bị áp dụng hình phạt tát.

Nếu trò H.L.N không đến mức phải đi bệnh viện thì hình phạt tát vẫn được cô giáo Thủy áp dụng và BGH nhà trường dung túng.

Khi vụ việc vỡ lở, hiệu trưởng Phan Thị Lệ Anh xin báo chí không nêu tên trường, vì lý do trường sắp được xét công nhận danh hiệu Trường chuẩn Quốc gia mức độ II.

Rồi Trưởng phòng GD- ĐT biết chuyện trò bị hình phạt tát của cô giáo, cử chuyên viên xuống nắm tình hình, rồi cũng giấu nhẹm, không báo cáo Sở GD-ĐT, chính quyền huyện và tỉnh.

Vì sao cả hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh và Trưởng phòng GD- ĐT huyện Quảng Ninh lại sợ vụ việc vỡ lở. Không đặt câu chuyện trò bị xúc phạm, cô giáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật lên hàng đầu mà đặt thành tích, danh hiệu Trường chuẩn Quốc gia lên tất cả. Vì quyền lợi "danh hiệu" gắn liền với bà hiệu trưởng và ông trưởng phòng GD-ĐT.

Dư luận đã từng bức xúc chuyện bà Tạ Thị Bích Ngọc hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng phát phiếu khảo sát với những học trò mới có 8 tuổi, rằng có nhìn thấy xe ô tô cán vào chân bạn Trần Chí Kiên, học sinh lớp 2A2 trong sân trường.

Rõ ràng chiếc xe taxi chở bà Bích Ngọc (hiệu trưởng) bà Nguyễn Thị Hương ( hiệu phó) đi trong sân trường, đâm vào cháu Kiên đang giờ ra chơi, các bạn chơi cùng Kiên đều nhìn thấy cô Ngọc- hiệu trưởng và cô Hương- hiệu phó ngồi trong xe, bước xuống.

Khi nhìn thấy cháu Kiên bị xe đâm ngã xuống, bà Ngọc điềm nhiên xuống xe đi vào phòng hội đồng, chỉ có bà Hương và bảo vệ dìu cháu Kiên đến phòng chức năng của nhà trường.

Khi biết cháu Kiên gãy chân, các bạn cùng lớp đều nói do xe chở cô Ngọc và cô Hương đâm vào, để chạy trốn trách nhiệm của mình, cả hai bà hiệu trưởng và hiệu phó phủ nhận không có chuyện ngồi trên xe taxi.

Thế là, những học trò mới 8 tuổi đầu trở thành người nói dối.

Chưa hết, bà Tạ Thị Bích Ngọc còn phát phiếu khảo sát với học sinh là không nhìn thấy xe ô tô đi trong trong sân trường. Viết báo cáo vu cho cô giáo chủ nhiệm lớp cháu Kiên là tư vấn làm phiếu khảo sát.


Mưu đồ đen tối của bà hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và hiệu phó Nguyễn Thị Hương cuối cùng cũng bị bóc trần sự thật. Cả hai đã bị cách chức.

Bà hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc, Phạm Thị Lệ Anh, hiệu phó Nguyễn Thị Hương đã biến mình thành cán bộ điều tra, khủng bố tinh thần học trò, để nhận được những câu trả lời từ những học trò tuổi đời non nớt, vì sợ mà buộc phải nói dối.

Họ là những nhà giáo lại dạy cho học trò phải làm những việc gian dối thì không thể tồn tại trong ngành giáo dục.

Thật tiếc, đến giờ phút này mà bà Phạm Thị Lệ Anh vẫn khăng khăng là việc điều tra không có gì là sai trái, mục đích là nhằm tìm ra sự thật của 231 cái tát.

Thưa bà Lệ Anh, Công an huyện Quảng Ninh đã khởi tố vụ 231 cái tát. Tìm ra sự thật của 231 cái tát thuộc trách nhiệm của cơ quan công an, không phải việc của hiệu trưởng.

Bà Tạ Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Hương cũng dùng đủ chiêu trò để chạy trốn trách nhiệm trong việc cháu Kiên bị gãy chân. Nhưng làm sao chạy trốn được sự thật, thưa bà Phạm Thị Lệ Anh.

Sau khi nhận được phiếu khảo sát, các em học sinh phải ghi giới tính cùng họ tên đầy đủ, ngày, tháng của mình vào phiếu điều tra. Và ghi rõ: “Lời khai của em…”.

Bộ câu hỏi điều tra HS gồm 19 câu, cụ thể như sau:

1. Cô Thủy quy định phạt tát thời gian nào?

2. Bạn N. bị tát vào thời gian nào?

3. Khi tát bạn N., cô Thủy có mặt ở lớp không?

4. Em tát vào mặt bạn N. bao nhiêu cái?

5. Em tát vào bạn N. mạnh hay nhẹ?

6. Bạn N. có nói tục không?

7. Khi bị tát bạn N. có khóc không?

8. Sau khi bị tát má bạn N. có đỏ không?

9. Cô Thủy vào đã tát được mấy bạn?

10. Cô Thủy có bắt tát nhẹ phải tát mạnh không?

12. Cô Thủy tát bạn N. mấy cái?

13. Sau khi bị tát bạn N. có bị chảy máu không?

14. Sau khi tát bạn N., cả lớp có sợ hãi, bật khóc không?

15. Trước N. có bao nhiêu bạn bị tát?

16. Khi tát bạn N., cô Thủy ra lệnh hay tự ý?

17. Cô Thủy có phải là người cuối cùng tát bạn N. không?

18. Cô Thủy đứng cùng chiều hay ngược chiều bạn N.?

19. Sau khi tát bạn N. có ở lại học không?

Kết quả khảo sát để bà Phạm Thị Lệ Anh ký báo cáo số 46 gửi Phòng GD-ĐT huyện Quảng Ninh:

"Chiều 24/11/2018 nhà trường đã điều tra học sinh bằng phiếu điều tra. Kết quả phiếu lấy ý kiến từ 23 học sinh như sau: Sự việc xảy ra học sinh bị các bạn tát 231 cái tát là có thật nhưng trong đó có 13 em tát nhẹ, 8 em tát vừa, 2 em tát mạnh. Cô T. có chứng kiến 1 bạn tát sau đó mới rời khỏi lớp (11/23 em trả lời), 1 em trả lời chứng kiến 4 bạn tát, 1 em trả lời chứng kiến 3 bạn tát, 3 em không để ý).

Cô T. không ra lệnh tát nếu ai tát nhẹ thị bị tát (23/23 em). Khi bị các bạn tát em N. có khóc (23/23 em trả lời), khi bị tát má em N. không bị chảy máu (23/23 em trả lời), cô T. tát em N. 1 cái (23/23 em trả lời), cô T. không phải là người cuối cùng tát em N. (16/23 em trả lời; còn lại không có câu trả lời).

Khi tát em N., các bạn trong lớp không có ai sợ hãi và khóc (23/23 em trả lời), cô T. đứng cùng chiều tát em N. (23/23 em trả lời), sau khi bị tát, N. vẫn ở lại học bình thường đến cuối buổi học (23/23 em trả lời). Em N. vào viện khám và điều trị chứ không phải cấp cứu”.

Với câu hỏi trước bạn N. có bạn nào bị phát tát? một số em trả lời 7 bạn, một số nói 7-8 bạn. Trước đó N. cùng lớp trưởng khẳng định 10 bạn. Tuy nhiên bà Phạm Thị Lệ Anh đã bỏ qua chi tiết này, không báo cáo đúng sự thật lên cấp trên.

Thanh Thư
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm