Cái tát nuôi dưỡng mầm mống bạo lực trong ngành giáo dục
(DNVN)- Vì nói tục làm mất điểm thi đua của lớp,một học sinh nhận hình phạt 230 cái tát của bạn bè. Cái tát cuối cùng là của cô chủ nhiệm, nâng tổng số lên 231 cái tát. Cái tát đang gieo mầm họa bạo lực vào tâm hồn trẻ? Và tồn tại trong ngành giáo dục đến bao giờ?
Vụ hình phạt 231 cái tát: Đừng dạy trò phải gian dối / Ngày nhà giáo Việt Nam: Đến với học sinh vùng cao từ bó hoa, chiếc phong bì và tấm lòng
231 cái tát là hình phạt của cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy ở trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, dành cho một học trò lớp 6.
Mẹ bạn ngồi bên cạnh tên Thanh, trong giờ học nhạc, thấy bài hát ghi tác giả "Dân ca Thanh Hóa", trò H.L.N trêu bạn khi đọc khi đọc to chữ thanh, chữ hóa đọc nhỏ hơn, bị đội cờ đỏ ghi tên vì tội "chửi bạn".
Điểm thi đua của lớp bị trừ, cô giáo Thủy tức tối ra hình phạt, cho 23 trò trong lớp, lần lượt tát N. 10 cái. Bạn nào tát nhẹ thì sẽ bị nhận đúng 10 cái tát từ N. Vậy nên, trò nào cũng phải hoàn thành "chỉ tiêu" mà cô giáo Thủy giao phó.
Trò N phải hứng chịu 231 cái tát của bạn và chính cô giáo chủ nhiệm
Có một trò là họ hàng với N, thương anh nên vừa khóc vừa tát nhẹ, bị cô giáo phát hiện, bắt tát lại. Tát được nửa chừng, thương bạn, có trò hỏi, có tát nữa không ạ. Cô Thủy lạnh lùng: Tát cho đến khi đủ thì thôi.
Bị đánh đau, trò N nói "Em ghét cô giáo". Chỉ câu nói đó thôi, và cái tát thứ 231 của cô giáo Thủy đã kết thúc "trận trừng phạt man rợ". Trò N. phải nhập viện điều trị.
Và hôm nay, dư luận phẫn nộ lên đến đỉnh điểm về hành vi bạo lực của cô giáo Thủy. Và gay gắt lên án vì cô giáo này đã gieo vào đầu con trẻ mầm mống của cái ác, của bạo lực ngay trong môi trường giáo dục.
Cô giáp Thủy đã gieo mầm mống bạo lực cho trò
Những dòng chia sẻ trên mạng xã hội về 231 cái tát.
Mới 11 tuổi, những trẻ nhỏ bị bắt phải hành xử như những đứa trẻ được bằng sự lệch lạc của thù hận.
Mới 11 tuổi, những đứa trẻ đã phải chứng kiến cô giáo của mình, người không chỉ dạy chữ, dạy nhân cách cho mình đã kết thúc "đòn trừng phạt tát" bằng cái tát thứ 231 từ bàn tay cô giáo. Tất cả chỉ vì băn bệnh thành tích, một danh hiệu thi đua.
Danh hiệu thi đua đã hình thành một "tư duy" răm rắp tuân thủ. Ngay cả cậu học trò có họ hàng với trò N vừa khóc vừa tát anh rất nhẹ, bị cô phát hiện bắt tát mạnh. Những cái tát ấy hằn trong trí nhớ, trái tim người em họ của trò N.
Những đội cờ đỏ, bàn trưởng mang đến nỗi sợ hãi của trò với trò, biến trò được giao nhiệm vụ trở thành "kẻ xấu" trong mắt "nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò", cũng chỉ là để phục vụ cho căn bệnh thành tích, thi đua, đã tới mức nguy hiểm. Và có những đòn trả thù bạn vì tội "mách lẻo,chỉ điểm"...
Căn bệnh thành tích, thi đua trong môi trường giáo dục đã bị biến dạng lệch lạc, gieo vào tâm hồn non nớt của trẻ nhỏ "âm ỉ" sự đố kỵ, săm soi, ganh ghét, thù hận...
Dư luận lên tiếng, đòi hành vi của cô giáo Thủy phải truy tố trước pháp luật. Người thì lên án căn bệnh thành tích trong giáo dục tồn tại như căn bệnh trầm kha- nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành vi của cô giáo Thủy bằng những cái tát. Không phải N là trò đầu tiên bị hình phạt tát của cô giáo Thủy, trong lớp đã 10 trò bị tát. Và nơi trường cũ, cô Thủy cũng bị kỷ luật vì ra hình phạt tát trò.
Qua lời trần tình của cô giáo Thủy về áp lực thi đua cho thấy, bệnh thành tích nhất là trong ngành giáo dục, nó đã làm cho sự dối trá và bạo lực lên ngôi.
Hãy nhìn từ ngôi trường THCS Duy Ninh, nơi mà cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy đang dạy học. Nơi mà, lần đầu tiên một học sinh đã phải nhận 321 cái tát của bạn học cùng lớp và của chính cô giáo chủ nhiệm của mình, vì một thành tích thi đua.
Ngay sau khi sự việc, một học sinh bị 231 cái tát, Hiệu trưởng trường THCS Duy Ninh đã lên tiếng với báo chí rằng, xin đừng lên tiếng vì trường sắp được công nhận danh hiệu Trường chuẩn Quốc gia mức độ 2.
Hiệu trưởng đã không báo cáo cấp trên chuyện 10 học sinh đã bị cô giáo Thủy áp dụng hình phạt tát, trong đó có 7 em bị tát đủ như trò N. Tất cả chỉ vì một cái danh "trường chuẩn" mà hiệu trưởng nhà trường định "ém nhẹm" vụ học sinh bị cô chủ nhiệm trừng phạt bằng những cái tát.
"Một hành động bất nhẫn vì dấu biến tội làm nhục học trò bên trong ngôi trường đang chạy đua danh hiệu chuẩn quốc gia mức độ 2"- nhà báo Dương Phong bày tỏ.
Lớp bị trừ thi đua, người thiệt thòi đầu tiên chính là cô giáo chủ nhiệm, sẽ khó đạt các danh hiệu, ảnh hưởng đến tiền thưởng. Nên nhiều giáo viên đã ra hình thức kỷ luật sắt để thành tích bản thân không bị vạ lây vì trò nghịch ngợm.
Các thày, cô sợ học sinh cá biệt, cá tính, nhà trường cũng sợ học sinh cá biệt, cá tính, nhưng có một ngôi trường ở Hà Nội, có những thày cô không sợ những học sinh bị trường khác "mời chuyển" vì không phù hợp với môi trường giáo dục của nhà trường.
Ngôi trường chuyên nhận học sinh cá biệt, cá tính đó là Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng.
Trong ngành giáo dục, nhiều trường chuẩn Quốc gia, nhưng hiếm có một trường thứ 2 như trường Đinh Tiên Hoàng, do thày giáo, TS Nguyễn Tùng Lâm gây dựng. Một trường không "chọn đầu vào" và "đảm bảo học sinh nên người" ở đầu ra.
Bấy lâu nay, mỗi lần trò bị thày, cô đánh, dư luận thường chia làm 2 luồng ý kiến. Luồng ý kiến cho rằng, không đánh thì trò loạn, "yêu cho roi, cho vọt", ngày xưa thầy đánh trò nên trò mới nên người, xưa có ai kêu ca chuyện thày đánh trò.
Luồng ý kiến thì nhất nhất lên án hành vi đánh trò, chỉ khi thày cô bất lực mới dùng đến bạo lực để dạy trò.
Và chúng ta hãy xem, những thày, cô giáo dạy trò như thế này, còn đủ tư cách làm thày.
Trong tiết giáo dục công dân, cô giáo N.T.T phát hiện dưới chân học trò N.L một vỏ hộp sữa nên yêu cầu N.L nhặt lên. Trò N.L cho biết hộp sữa không phải em vứt, nhưng em N.L vẫn cúi xuống nhặt và nói: Bạn nào vứt ra đấy thì nhặt đi, đừng để tôi phải chịu trận thì không xong với tôi đâu.
Nghe trò N.L nói, cô giáo T hỏi lại: Chị dọa ai đấy? Trò L trả lời: Em không dọa ai, chỉ muốn bạn nào vứt rác thì phải nhặt.
Tâm lý của một trẻ mới là học sinh lớp 8 cho rằng mình bị oan, phản ứng như em N.L là một điều dễ hiểu. Nhưng cô giáo N.T.T lại dẫn dắt câu chuyện đi sang một hướng khác, nhất là khi cô giáo đang dạy môn học giáo dục công dân.
Trò N.L bị cô giáo xúc phạm về nghề nghiệp của bố mẹ
Ngay lập tức, cô giáo T bắt học trò phải mua một lốc sữa để nộp cho mình. Trò N liền nói, gia đình em không có tiền mua sữa, cô giáo T liền hỏi: Bố mẹ em đang làm gì. Trò N nói: Bố em làm thợ xây, mẹ bán hoa quả. Thế là cô T nói ngay: Chị chỉ cần nói vậy, tôi biết bố mẹ chị là loại gì rồi. Bố nào con đấy, rau nào sâu đấy. Và trò N bị cô T đuổi học 3 tuần, không được học môn giáo dục công dân.
Một học trò quên vở, bị cô giáo T tát đến gãy răng. Cô T nói rằng, nếu tát mà gãy răng thì mặt trò phải biến dạng. Hai sự việc trên xảy ra ở trường THCS Vân Đình ( Ứng Hòa, Hà Nội).
Một học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Kỳ Liên (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bị cô giáo đánh bầm lưng vì tội lười học. Hỏi, vì sao đánh tró, cô giáo trả lời, vì áp lực công việc, buồn chuyện gia đình.
Lý do mà nhà trường đưa ra trong ba trường hợp trên đều là cô giáo nóng tính, thiếu kiềm chế.
Liệu phụ huynh, học sinh có yên tâm giao con mình cho các cô giáo "khuyết tật tâm hồn" dạy dỗ.
Nào thày bắt trò liếm ghế khi vẽ bẩn lên ghế, bắt trò uống nước giặt giẻ lau bẳng đậm đặc phấn vì trót không giặt giẻ sách, thày đánh trò chấn thương sọ não chỉ vì ngồi nhầm chỗ...
Chuyện thày đánh trò đến chấn thương không còn xa lạ trong ngành giáo dục. Bạo lực đã lên ngôi trong môi trường "dạy làm người" đã đến mức báo động.
Thày đánh trò, trò đánh thầy, thày đánh thày, trò đánh trò đã quá phổ biển. Thời buổi công nghệ thông tin, những clip ghi lại hình ảnh bạo lực trong ngành giáo dục khiến dư luận bức xúc.
Dẫu chỉ là những "con sâu" trong đội ngũ những người làm thày xứng đáng được xã hội tôn vinh.
Dẫu chỉ là số nhỏ trong toàn ngành giáo dục, nhưng nó đã đến mức báo động toàn ngành, vì ngày một gia tăng hành vi bạo lực của thày với trò.
Dẫu biết rằng "nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò" nên các em mới cần thày cô, uốn ắn, chỉ dạy.
Các thày cô đã chọn cho mình sứ mệnh thiêng liêng: Dạy người.
Ngạn ngữ có câu "Không thày đố mày đố mày làm nên".
Huyền Lê
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo