Hậu COVID-19 ảnh hưởng chức năng hô hấp của trẻ, cách nào để phát hiện?
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Dứt khoát phải làm chủ sản xuất xăng dầu trong nước / Triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Hơn 2 tuần sau khi âm tính SARS-CoV-2, bé gái 10 tuổi bất ngờ ho nhiều, thở hụt hơi, phổi thông khí kém, kết quả chụp CT thấy hình ảnh viêm phổi, phải nhập viện điều trị ngay.
Bé được mẹ đưa đến khám tại một bệnh viện tư nhân ở Phú Thọ sau khi có kết quả âm tính SARS-CoV-2 được 15 ngày. Suốt 2 tuần khi đã khỏi bệnh, bé không còn bất kì triệu chứng nào như ho, sốt,… Tuy nhiên cách 2 ngày vào viện bé xuất hiện ho khan nhiều, không có đờm, không đau ngực, gia đình đã đưa bé đến bệnh viện khám.
Ảnh minh họa.
Bác sĩ tư vấn bé cần nhập viện điều trị vì bé thở hụt hơi, phổi thông khí kém, kết quả chụp cắt lớp vi tính ngực cho thấy hình ảnh viêm phổi. Kết quả khám của bé khiến gia đình bất ngờ vì sau khi khỏi bé không hề có biểu hiện bất thường nào của sức khỏe trong 15 ngày.
Hậu COVID-19 ở trẻ chủ yếu liên quan đường hô hấp
Hội chứng hậu COVID-19 phổ biến nhất ở trẻ em đa phần liên quan đến đường hô hấp, như ho nhiều, ho kéo dài, cảm giác nặng ngực, hụt hơi, khó thở.
PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy chia sẻ, trong lần khám hậu COVID-19 gần đây cho gần 20 trường hợp nhận thấy, hậu COVID-19 có ảnh hưởng chức năng hô hấp của trẻ em. "Có 30% có tổn thương phổi ở mức độ nhẹ" – BS Thúy nói.
Vấn đề là mức độ ảnh hưởng ra sao và làm sao để phát hiện ra được những ảnh hưởng này?
Theo lời khuyên của BS. Thuý, bố mẹ phải quan sát xem trẻ có mệt không? Trẻ leo cầu thang có mệt hay hụt hơi hay không hoặc trẻ ít chạy nhảy, thở hổn hển? Không đợi đến khi trẻ tiến triển nặng, khó thở rồi mới đi khám.
Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường kể trên, bác sĩ sẽ chỉ định chụp tim phổi, đo chức năng hô hấp đối với trường hợp có nguy cơ. Tuy nhiên, việc đo chức năng hô hấp chỉ thực hiện được với trẻ từ 6 tuổi trở lên, vì các bé này mới có sự phối hợp với nhân viên y tế. Còn trẻ nhỏ chỉ chụp đơn thuần, nếu có bất thường có thể chụp CT để xác định tổn thương ở mức độ nào.
Những trẻ có tổn thương phổi thực sự sẽ có những xử trí khác nhau tùy theo mức độ nặng - nhẹ. Trẻ lớn trên 12 tuổi có thể được tập những bài tập như người lớn; trẻ nhỏ tập phục hồi chức năng nhẹ nhàng như thổi bóng, tập tăng dần cường độ...
Trẻ cần tiếp tục vệ sinh mũi họng hàng ngày, khuyến khích trẻ đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng để thích nghi dần vì thường hậu COVID-19 ở trẻ không nặng - chuyên gia Nhi khoa khuyến cáo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao