Hiệu quả giảm nghèo ở những địa bàn đặc biệt khó khăn
Cứu sống sản phụ mang thai đôi bị biến chứng dây rốn bám màng hiếm gặp / Chỉ số tia cực tím tại Trung Bộ và Nam Bộ ở mức gây hại rất cao
Trong số những thành tựu mà Việt Nam đạt được thời gian qua, không thể không kể tới thành công trong xóa đói giảm nghèo. Việt Nam hiện được coi là một hình mẫu trên thế giới trong lĩnh vực này.
Thành tựu đó là bởi vì Đảng và Nhà nước luôn nhất quán quan điểm phát triển kinh tế gắn với xã hội, môi trường, trong đó luôn chú trọng giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội.
Tại những huyện đặc biệt khó khăn đang hình thành một một phong trào tự vươn lên thoát nghèo với nhiều tấm gương lan tỏa tích cực trong cộng đồng. Đó là câu chuyện tại huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, những địa bàn có 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống.
Ông Giàng A Chu - người tiên phong đem cây thảo quả về Pa Cư Sáng. Ảnh: Báo Sơn La.
Thức dậy từ 4h, đi bộ gần 3 tiếng đồng hồ mới tới những khu thảo dược dưới tán rừng nguyên sinh ở xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Từ những diện tích thảo quả, sa nhân đầu tiên của nhà ông Chu, các hộ khác trong bản giờ đều trồng với tổng diện tích tới hơn 300ha. Năm vừa rồi, nhà ông thu được 150 triệu đồng.
Pa Cư Sáng là một trong những bản có tỷ lệ hộ thoát nghèo cao nhất của huyện Bắc Yên. Qua vụ thu hoạch sơn tra hay táo mèo, người dân đang bắt tay vào chăm sóc cho vụ mới.
Những năm gần đây, ngoài trồng lúa, chăn nuôi, bà con phát triển thêm những loại cây ăn trái trên diện tích đất đồi, dốc, bạc màu.
Xã Hang Chú là địa phương có diện tích sơn tra lớn nhất của huyện Bắc Yên, với gần 1.000 ha. Tử trồng sơn tra, thảo quả, Anh Tráng đã xin ra khỏi hộ nghèo năm vừa rồi. Thu nhập nhà anh hơn 100 triệu đồng/năm.
Nhân dân bản Pa Cư Sáng A, xã Hang Chú thu hoạch thảo quả. Ảnh: Báo Sơn La
Nằm cách trung tâm huyện Bắc Yên gần 60km, những xã đồng bào dân tộc Mông đang có nhiều mô hình phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững cho người dân, do người dân làm chủ. Đây vốn là những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của tỉnh Sơn La. Toàn huyện Bắc Yên, từ gần 40% hộ nghèo cách đây 5 năm, hiện đã giảm hơn 1 nửa chỉ còn 18%.
Phát triển kinh tế trong sự nguyên sơ của những bản làng giữa những cánh rừng đang được giữ nguyên vẹn. Những con đường bê tông bao quanh bản đến từng hộ gia đình, thúc đẩy trao đổi hàng hóa ra các bản làng xung quanh.
Những ngày Tết của đồng bào dân tộc Mông đang diễn ra những ngày này không chỉ là cái Tết của sự no đủ mà còn là Tết của những hi vọng làm giàu, tự vươn lên của bà con.
Những gì mà đồng bào người Mông làm được ở đây thật đáng khâm phục. Thành công đó là kết quả của ý chí vươn lên của chính người dân nhưng cái gốc là phải dựa trên chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo