Tin tức - Sự kiện

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều lần 2: Liệu Tổng thống Donald Trump có nhượng bộ?

DNVN- Cho dù trước khi lên máy bay đến Hà Nội gặp Chủ tịch Kim Jong-un, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã viết trên tài khoản cá nhân của mình với hàm ý "...Với việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn, Triều Tiên sẽ nhanh chóng chở thành cường quốc kinh tế. Nếu không, mọi chuyện sẽ như trước. Chủ tịch Kim Jong-un sẽ có quyết định khôn ngoan".

Quảng Ninh: Cao tốc Vân Đồn-Móng Cái trong quý 1/2019 / Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đến Việt Nam

AP đưa tin, cả thế giới đang hồi hộp dõi theo Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ bắt đầu Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2 trong ngày hôm nay (27/2) với cuộc gặp riêng và một bữa tối thân mật, giữa lúc có nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh việc liệu Tổng thống Mỹ đòi hỏi những gì và Bình Nhưỡng sẽ sẵn sàng nhượng bộ ra sao?

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh, chia sẻ trên Twitter,Tổng thống Donald Trump cũng tin rằng: “Chủ tịch Kim Jong-un nhận ra, có lẽ hơn bất kỳ ai khác, rằng không có vũ khí hạt nhân, quốc gia của ông có thể phát triển nhanh thành một cường quốc kinh tế hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Vì vị trí và con người Triều Tiên, quốc gia này có tiềm năng phát triển kinh tế nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào”.



Báo the Hill có bài viết dẫn nhận định của giới chuyên gia cho rằng Tổng thốngDonaldTrump đã quá lạc quan về triển vọng đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên, thông qua cách tiếp cận khó đoán định của ông, cũng như mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với nhà lãnh đạo Triều Tiên như ông đã từng tuyên bố.

Theo các chuyên gia, mối quan hệ này sẽ không có tác động lớn tới kết quả của hội nghị sắp tới bởi điều cần đạt được chính là những cam kết rõ ràng, không mơ hồ và bằng văn bản của Triều Tiên đối với Mỹ về định nghĩa phi hạt nhân. Hiện hai bên vẫn chưa có một định nghĩa chung về phi hạt nhân hóa.
Tại hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên ở Singapore, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng chỉ đồng ý “hợp tác hướng tới việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên”, một cụm từ linh hoạt và không phải là một bước đột phá đáng kể so với chính sách trong quá khứ. Chính vì vậy, tại hội nghị lần này các chuyên gia cho rằng không nên quá kỳ vọng vào kết quả hai bên sẽ đạt được, bởi có khả năng kết quả lại lặp lại như những gì diễn ra sau cuộc gặp lần thứ nhất.

Trong các bài viết trên báo New York Times, báo Washington Times hay trang tin CNN, một số chuyên gia cho rằngTổng thống Donald Trumpcó thể có xu hướng đưa ra những nhượng bộ đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, như giảm số lượng quân đội Mỹ hiện đang đồn trú tại Hàn Quốc.
Nếu đưa ra quyết định trên, Tổng thống Trump sẽ khiến các đồng minh của Mỹ lo ngại và có khả năng họ sẽ dần xa rời Mỹ và không còn là đối tác truyền thống của Mỹ nữa khi cho rằng họ không còn được Mỹ coi trọng. Ngoài ra, còn có khả năng hai bên có thể ra thông báo chính thức đạt được một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia một tuyên bố như vậy chỉ mang tính biểu tượng và cũng không giải quyết được những vấn đề cốt lõi giữa hai nước.
Những quan ngại từ "bên ngoài" cũng chỉ là những dự đoán, còn quyết định vẫn thuộc về "người trong cuộc" đó là Tổng thốngDonald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Vì cả hai đều là những người "nghĩ vậy mà không phải vậy".

Ảnh:AP
Giáo sư Hứa Lợi Bình - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Trưởng phòng nghiên cứu Văn hóa-Xã hội châu Á-Thái Bình Dương của Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương (CASS) thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc - cho rằng trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những biến đổi lớn, hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai diễn ra ở Việt Nam sẽ mang ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng.

Nam Hà
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm