Khó định đoạt số phận 5 dự án BT ở Hà Nội
Ngày 5/10, Bộ Tài chính tổ chức họp báo chuyên đề về việc xử lý khoảng trống pháp lý trong việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư, xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
UBND TP.HCM Yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp tăng cường PCCC / Tập đoàn Trung Nguyên bãi miễn chức vụ bà Diệp Thảo đúng Luật Doanh nghiệp
Quốc hội ban hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, thay thế Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước 2008. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn thiếu quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho chủ đầu tư dự án BT.
Do thiếu khung pháp lý nên ngày 28/3, Bộ Tài chính có văn bản gửi các bộ, UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu tạm dừng việc xem xét, quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư kể từ ngày 1/1/2018 cho đến khi Nghị định của Chính phủ về vấn đề này có hiệu lực thi hành.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc chậm ban hành nghị định có thể khiến các nhà đầu tư BT bị rủi ro như chậm được bàn giao mặt bằng, nhất là trong trường hợp quỹ đất thanh toán chưa giải phóng mặt bằng mà nhà đầu tư đã ứng tiền cho cơ quan nhà nước để thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng.
Trong công văn ngày 28/3, Bộ Tài chính đề nghị UBND TP Hà Nội rà soát, tạm dừng việc chấp thuận chủ trương sử dụng quỹ đất để thanh toán cho các nhà đầu tư thực hiện 5 dự án BT.
Lý giải về việc vì sao luật đã có hiệu lực gần 1 năm nhưng nghị định chưa có, ông Nguyễn Tân Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho rằng, ngay trong quá trình xây dựng Luật Sử dụng tài sản công, Bộ Tài chính đã có dự thảo. Sau khi Thủ tướng có Quyết định 1357 về danh mục phân công cơ quan chủ trì soạn thảo các văn bản chi tiết, chưa đến 1 tháng Bộ Tài chính đã có tờ trình dự thảo về sử dụng tài sản công thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT. “Xây dựng dự thảo nghị định này rất khó vì liên quan nhiều luật khác nhau: đầu tư, đất đai, đặc biệt là xác định giá trị quyền sử dụng đất để đảm bảo theo giá thị trường, tránh thất thoát. Chính phủ rất thận trọng trong việc hoàn thiện trước khi ban hành", ông nói.
Trả lời câu hỏi về việc khoảng trống pháp lý này có được dự báo hay không, ông Thịnh thừa nhận, kể từ khi Luật Đầu tư công có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 mà dự thảo nghị định chưa được ký ban hành thì Bộ Tài chính đã thấy sẽ xuất hiện khoảng trống pháp lý như hiện nay.
5 dự án (DA) BT tại Hà Nội đang bị Bộ Tài chính yêu cầu rà soát, dừng thanh toán gồm: DA đầu tư xây dựng tuyến đường từ đê sông Hồng đến Khu đô thị mới C2-Gamuda Gardens, quận Hoàng Mai; DA xây dựng các tuyến đường giao thông đấu nối hạ tầng các khu đô thị dân cư quận Hà Đông; DA xây dựng tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên, đoạn nối từ đường Minh Khai đến đường Vành đai 2,5; DA xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã tư Sở, kết hợp với mở rộng theo quy hoạch phần đi từ Vĩnh Tuy đến Ngã tư Vọng; DA xây dựng tuyến đường từ đường Lê Trọng Tấn đến đường Vành đai 3, quận Thanh Xuân.
Theo tienphong.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Cột tin quảng cáo
Một dự án BT tại Hà Nội - Ảnh: VOV