Tin tức - Sự kiện

Khó tiếp cận gói vay hỗ trợ lãi suất

Năm ngoái, các ngân hàng lên kế hoạch dành khoảng 800 nghìn tỷ đồng cho vay chương trình hỗ trợ lãi suất, tuy nhiên, doanh nghiệp khó tiếp cận gói vay này.

Đà Nẵng: Lập đường dây nóng bảo đảm trật tự an toàn giao thông phục vụ Tết / Đảm bảo đủ lượng xăng dầu dịp Tết Nguyên đán

Trong công điện gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu triển khai nhanh chương trình hỗ trợ lãi suất2% từ nguồn ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các bộ, ngành bởi đây là biện pháp hỗ trợ phục hồi nhanh nền kinh tế, nhưng lại triển khai rất chậm.

Năm ngoái, các ngân hàng lên kế hoạch dành khoảng 800 nghìn tỷ đồng cho vay chương trình hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách, tương đương số tiền lãi được hỗ trợ là hơn 16 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, đến hết năm mới chỉ giải ngân được vài chục tỷ đồng.

Theo quy định: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh muốn nhận được khoản vay hỗ trợ lãi suất phải không có nợ xấu; có doanh thu, có lợi nhuận, có tài sản đảm bảo mới được tiếp cận.

Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank, cho biết: "Chúng tôi muốn giải ngân nhiều hơn cũng không được vì doanh nghiệp không đủ điều kiện. Chúng tôi cũng đăng ký chỉ tiêu hỗ trợ nhiều nhưng không làm gì được. Do đó, chúng tôi cũng đề nghị các bộ ngành cần xem xét lại các điều kiện này".

Khó tiếp cận gói vay hỗ trợ lãi suất - Ảnh 1.
Ảnh minh họa

Từ góc độ doanh nghiệp, tuy muốn được vay với lãi suất ưu đãi 2%, nhưng lại có tâm lý e ngại vì một khi đã nhận khoản vay hỗ trợ này, doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ các cuộc thanh kiểm tra sau đó. Chưa biết có sai hay không, nhưng cứ nghe thanh kiểm tra là doanh nghiệp đã ngại.

Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, chia sẻ: "Ngại khâu hậu kiểm vì đây là ngân sách nhà nước, được hưởng một chút mà lại thanh kiểm tra thì thực sự là ái ngại".

Việc đánh giá hiệu quả của chương trình hỗ trợ lãi suất 2% là tiêu chuẩn kép, tức là vừa dựa vào số lượng lẫn chất lượng giải ngân đi vào đúng đối tượng. Việc dồn lại những khoản chưa thể giải ngân của năm ngoái đòi hỏi các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng có quy mô hàng đầu với tập khách hàng lớn nhất phải nhanh chóng tìm kiếm giải pháp hỗ trợ.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban Điều hành Vietcombank, nói: "Chúng tôi tiếp tục tổ chức tập huấn nội bộ và tiếp thu ý kiến từ khách hàng để khẩn trương kiến nghị giải pháp đến các cơ quan chức năng. Chúng tôi đã sẵn sàng nguồn lực, chỉ đợi chính sách".

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết: "Ngân hàng nhà nước đã ra yêu cầu trong năm nay sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn trong triển khai chương trình này, kiến nghị chính sách cùng các Bộ ngành liên quan".

 

Ngân hàng nhà nước cũng cho biết: sẽ yêu cầu các tổ chức tín dụng thường xuyên báo cáo chi tiết về việc triển khai chương trình này và có những tháo gỡ quyết liệt trong thời gian tới.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm