Tin tức - Sự kiện

Kiến nghị gỡ vướng về phát triển điện mặt trời nhà trụ sở công

DNVN - Theo báo cáo của UBND TP Đà Nẵng trình kỳ họp 12 HĐND TP khóa X (sẽ diễn ra từ ngày 17 – 19/7), hiện việc phát triển điện mặt trời mái nhà trụ sở công đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ.

"Bàn" giải pháp phát triển bền vững vận tải biển ASEAN / Tăng cường xử lý vi phạm về kiểm soát tiền chất công nghiệp

Kết quả thực hiện còn rất hạn chế

Theo đó, thực hiện Đề án phát triển sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mới đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 của UBND TP Đà Nẵng, thời gian qua việc phát triển các dự án điện mặt trời (ĐMT) trên địa bàn TP chỉ có ĐMT mái nhà, không có dự án ĐMT nối lưới. Toàn bộ các hệ thống ĐMT có công suất lắp đặt ≤ 1MW nên vẫn chỉ dừng ở quy mô nhỏ, không có dự án được giao đất, thuê đất từ TP.

UBND TP Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sớm gỡ vướng cho việc phát triển ĐMT mái nhà trụ sở công.

UBND TP Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sớm gỡ vướng cho việc phát triển ĐMT mái nhà trụ sở công.

Các hệ thống ĐMT mái nhà chủ yếu là tự dùng, phần còn dư mới phát lên lưới điện và bán cho Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (PC Đà Nẵng). Đến hết ngày 31/12/2020, PC Đà Nẵng đã thực hiện đấu nối cho 2.529 khách hàng ĐMT mái nhà với tổng công suất lắp đặt 81,49MW.

Sở Công Thương Đà Nẵng cũng đề xuất đầu tư dự án hệ thống ĐMT mái nhà tại các trụ sở công. Tuy nhiên từ sau ngày 31/12/2020 đến nay, Trung ương vẫn chưa ban hành các văn bản hướng dẫn mới bảo đảm cơ sở pháp lý về đầu tư, đấu nối, lắp đặt hệ thống ĐMT.

Vì vậy, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã có Công văn 6699/UBND-SKHĐT (ngày 4/10/2021) chỉ đạo chưa đầu tư hệ thống ĐMT mái nhà tại các trụ sở công trong giai đoạn hiện nay. Việc đầu tư dự án sẽ được xem xét sau khi Trung ương ban hành các văn bản hướng dẫn bảo đảm cơ sở pháp lý về đầu tư, đấu nối, lắp đặt hệ thống ĐMT.

Ngoài ra, trên địa bàn TP Đà Nẵng có 1 dự án điện gió của nhà đầu tư trong nước đang đề xuất UBND TP có chủ trương cho phép nghiên cứu, khảo sát, lập hồ sơ bổ sung quy hoạch; 1 dự án điện chất thải rắn công suất 18MW đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư; 1 dự án điện sinh khối cũng đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư.

Tính đến tháng 5/2023, tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong tổng cung năng lượng sơ cấp trên địa bàn Đà Nẵng đạt chưa tới 4%. Tổng công suất lắp đặt ĐMT toàn TP là 81MW (đạt 33% theo kế hoạch đến năm 2025), sản lượng ĐMT (tự dùng và phát lên lưới) tương ứng gần 120.000 MW, đóng góp khoảng 4% tổng nhu cầu điện toàn TP.

Kiến nghị gỡ vướng

Theo UBND TP Đà Nẵng, tại thời điểm UBND TP Đà Nẵng ban hành Đề án phát triển sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mới đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035, Trung ương vẫn chưa ban hành các văn bản hướng dẫn bảo đảm cơ sở pháp lý về đầu tư, đấu nối, lắp đặt hệ thống ĐMT. Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện cũng đang tiếp tục tạm dừng việc thỏa thuận đấu nối hệ thống ĐMT.

Cùng với đó, cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã hết hiệu lực từ sau ngày 31/10/2021 và cũng chưa có các văn bản hướng dẫn mới. “Do đó, việc phát triển ĐMT, điện gió trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn”, báo cáo của UBND TP Đà Nẵng cho biết.

Trước tình hình này, UBND TP Đà Nẵng kiến nghị, đề xuất Chính phủ sớm ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 – tầm nhìn tới 2050 (Quy hoạch điện VIII) để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện.

Đáng chú ý, UBND TP Đà Nẵng nhấn mạnh, theo Quy hoạch điện VIII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 500/QĐ-TTg (ngày 15/5/2023), mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 50% tòa nhà công sở sử dụng ĐMT mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán vào điện lưới quốc gia).

Tuy nhiên việc phát triển, lắp đặt ĐMT mái nhà công sở đang vướng quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Do đó, UBND TP Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính sớm có nghiên cứu, đề xuất ban hành quy định, hướng dẫn để khai thác có hiệu quả việc lắp đặt ĐMT mái nhà trụ sở công.

Cùng với đó, UBND TP Đà Nẵng kiến nghị Bộ Tài chính xem xét sớm ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030 để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện đúng quy định.

Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm