Cơ cấu kinh tế Đà Nẵng dịch chuyển chưa đúng nghị quyết của Bộ Chính trị
"Bàn" giải pháp phát triển bền vững vận tải biển ASEAN / Tăng cường xử lý vi phạm về kiểm soát tiền chất công nghiệp
Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP) của TP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,74% so cùng kỳ 2022, thấp hơn mức tăng 7,23% của 6 tháng đầu năm 2022. Với kết quả này, từ vị trí dẫn đầu Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung quý I/2023, tốc độ tăng GRDP của Đà Nẵng đã tụt xuống thứ 3 (sau Thừa Thiên Huế, Bình Định; trên Quảng Nam, Quảng Ngãi).
Cục trưởng Cục Thống kê Đà Nẵng Trần Văn Vũ.
Đáng chú ý, theo Cục trưởng Cục Thống kê Đà Nẵng, cơ cấu kinh tế của TP đang có chiều hướng dịch chuyển chưa theo đúng Nghị quyết 43-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo Nghị quyết 43, trong cơ cấu kinh tế Đà Nẵng, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 2 – 3%, công nghiệp, xây dựng 23 – 25%, thương mại, dịch vụ 63 – 65%.
“Tuy nhiên qua quá trình từ năm 2000 đến nay, cơ cấu kinh tế Đà Nẵng đang có xu hướng chuyển dịch: nông nghiệp vẫn 2 - 3% nhưng công nghiệp, xây dựng chỉ còn 18%, thương mại, dịch vụ đã tăng lên 69%. Như vậy cơ cấu kinh tế Đà Nẵng đang đi lệch so với Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị”, ông Trần Văn Vũ nhấn mạnh.
Theo ông Vũ, nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế Đà Nẵng, nên việc tăng/giảm của lĩnh vực này không làm ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng/giảm tăng trưởng GRDP của TP. Ngược lại, ngành công nghiệp và dịch vụ chỉ cần có biến động thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến GRDP của địa phương.
"6 tháng qua, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 21 ngành kinh tế cấp 1 (theo Quyết định số 27 ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ) của Đà Nẵng nhưng bị sụt giảm. Vì vậy trong 6 tháng còn lại của năm 2023, chúng tôi sẽ tham mưu lãnh đạo TP bám sát để vực dậy ngành này”, ông Trần Văn Vũ nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo