Tin tức - Sự kiện

Kinh tế Việt Nam cẩn trọng với rủi ro bên ngoài

Sau đà tăng trưởng ấn tượng 8,02% năm 2022, sang năm 2023, kinh tế Việt Nam sẽ cần thận trọng trước những thách thức.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2023 dự báo thuộc top đầu khu vực / Nhiều doanh nghiệp châu Âu coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu

Đây là nhận định của nhiều tổ chức quốc tế được đăng tải trên các trang báo tuần qua.

TrangDiễn đàn Đông Áđăng bài viết của chuyên gia nhận định, trong năm 2023, động lực thúc đẩykinh tế Việt Namcó thể sẽ không còn là xuất khẩu hoặc chi tiêu tiêu dùng - vốn đã tăng mạnh trong năm 2022, thay vào đó là sự phục hồi của ngành du lịch khi Trung Quốc mở lại biên giới, cùng với chính sách của Chính phủ Việt Nam tăng mạnh đầu tư thúc đẩy kinh tế hướng tới mục tiêu đạt mức tăng trưởng GDP 6,5%.

Tuy nhiên, nhiều tổ chức quốc tế đều đưa ra khuyến cáo với Việt Nam cần thận trọng trước những rủi ro từ bên ngoài.

Trong báo cáo Vietnam At A Glance, HSBC cho rằng 2023 sẽ là một năm thách thức. Rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng là những khó khăn trong thương mại đang gia tăng, khi tăng trưởng của các đối tác thương mại lớn được dự báo sẽ chậm lại.

Kinh tế Việt Nam cẩn trọng với rủi ro bên ngoài - Ảnh 1.

Năm 2023, kinh tế Việt Nam cần thận trọng trước những thách thức. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)

Ngân hàng Thế giới cũng cảnh báo triển vọng ảm đạm của kinh tế thế giới sẽ đặc biệt khó khăn đối với các nước đang phát triển và thị trường mới nổi.

"Thị trường nội địa cần tiếp tục thận trọng với rủi ro lạm phát tăng cao, có thể vượt ngưỡng 4 - 4,5% do độ trễ của gói phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và dự báo lạm phát ở các nền kinh tế đối tác quan trọng của Việt Nam vẫn ở mức cao. Thực ra con số lạm phát này không quá lớn so với nhiều quốc gia trong khu vực. Việt Nam cần phải thận trọng cân đối giữ thúc đẩy tăng trưởng với kiểm soát lạm phát", bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đánh giá.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục chính sách tỷ giá linh hoạt khi rủi ro gián đoạn nguồn cung và lạm phát cơ bản tăng cao có thể tiếp tục.

"Về chính sách tiền tệ, do lạm phát gia tăng, lời khuyên tốt nhất của chúng tôi là thắt chặt hơn nữa thông qua tăng lãi suất, có thể sẽ giúp bảo đảm kiềm chế lạm phát. Còn về chính sách tài khóa, cần đảm bảo rằng các khoản đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và kỹ thuật số thực sự được xúc tiến và triển khai. Đó là một yếu tố quan trọng để phát huy nguồn lực về vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng trong dài hạn", bà Antoinette Sayeh, Phó Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhận định.

Nhiều dự báo khác nhau về tăng trưởng trong năm nay của Việt Nam đã được đưa ra. HSBC dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay ở mức 5,8%. Ngân hàng Thế giới dự báo mức 6,3%. Trong khi Standard Chartered lại dự báo mức tăng trưởng ấn tượng là 7,2%.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm