Lùi thời điểm tăng lương tối thiểu sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn
Đà Nẵng: Hoàn thành ngầm hóa lưới điện tuyến đường Lý Thái Tổ - Hùng Vương trước mùa mưa 2022 / Triển khai Bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh với 13 tỉnh, thành Tây Nam Bộ
8 Hiệp hội ngành hàng vừa kiến nghị Chính phủ lùi thời gian tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2023 thay vì 1/7 tới như đề xuất của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Các hiệp hội nêu lý do, 2 năm qua, doanh nghiệp khó khăn, kiệt quệ vì dịch bệnh. Việc lùi thời điểm tăng lương tối thiểu sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn. Hơn nữa, tất cả phương án sản xuất, tài chính của doanh nghiệp đều được xây dựng từ cuối năm trước nên giờ không thể tăng giá bán để bù đắp chi phí.
Theo quy định mới, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% nhưng trên thực tế doanh nghiệp phải tăng đến 12% thu nhập cho người lao động vì các chi phí bảo hiểm, phí công đoàn cũng tăng theo. Như Công ty Dệt may Hưng Yên, có 3.000 công nhân, nếu tăng lương tối thiểu mỗi tháng chỉ riêng các chi phí bảo hiểm, công đoàn tăng thêm cũng lên tới 300 triệu, trong khi doanh nghiệp mới thực chất hoạt động trở lại 4 tháng gần đây.
Theo thông lệ, việc tăng lương tối thiểu được công bố vào tháng 10 năm trước và áp dụng vào tháng 1 năm sau. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
"Chi phí đầu vào tăng rất nhiều, nó sẽ gặm nhấm lợi nhuận còn ít ỏi đối với công ty của chúng tôi trong những năm gần đây", ông Chu Hữu Nghị, Phó Tổng Giám đốc Công ty Dệt may Hưng Yên, chia sẻ.
Tổng công ty Dệt may Hưng Yên có hơn 15.000 lao động khắp tỉnh, thành, với 8 bậc lương căn bản, mỗi bậc hơn nhau 5%, vốn đã cao hơn lương tối thiểu. Tuy nhiên, khi nhà nước điều chỉnh tăng, các doanh nghiệp phải tăng đồng loạt khiến quỹ lương hàng năm đội lên cả trăm tỷ đồng. Toàn ngành dệt may có hơn 2 triệu lao động nên khoản chi phí tăng thêm không hề nhỏ làm cho các công ty khó xoay sở kịp khi các hợp đồng đã ký tới hết năm.
"Chi phí tiền lương của chúng tôi tăng lên ít nhất 2% doanh thu, ngành chúng tôi là ngành thâm dụng lao động, 2% doanh thu thậm chí không còn gì, không những không có lãi, mà còn phải bù lỗ", ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết.
Trong khi đó, Tổng Liên đoàn Lao động cho rằng, tính đến nay đã là 1 năm rưỡi chưa tăng lương tối thiểu, nếu để đến đầu năm 2023 thì phải tăng lên 10% chứ không phải 6%. Trong tình hình lạm phát tăng cao như hiện nay, việc tăng lương là hợp lý và cũng để thu hút lao động quay lại nhà máy.
"Hội đồng đã chọn phương án tối ưu nhất để đảm bảo hài hòa các bên và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Ở góc độ nào đó, chính sách điều chỉnh mức lương tối thiểu sớm từ 1/7/2022 vừa giải quyết khó khăn cho người lao động, một phần giúp doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh hiện nay khi doanh nghiệp đang thiếu hụt lao động", ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Chính sách - Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhận định.
Theo thông lệ, việc tăng lương tối thiểu được công bố vào tháng 10 năm trước và áp dụng vào tháng 1 năm sau. Tuy nhiên trong gần 20 năm qua, việc tăng lương tối thiểu đã 3 lần áp dụng vào tháng 10. Thời điểm áp dụng quy định mới này cần được cân nhắc phù hợp với hoàn cảnh thực tế của doanh nghiệp và người lao động,để đáp ứng nhu cầu của cả hai bên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao