Năm 2025, 50% giáo viên Thủ đô đạt 6.5 điểm IELTS trở lên
Kỷ luật cảnh cáo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Phạm Đăng Quyền và hàng loạt cán bộ / 83 hộ dân Kon Tum tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo
"Mục tiêu của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đặt ra tới năm 2025 là có hơn 50% số giáo viên ở các cấp học có trình độ nghe nói tiếng Anh từ 6.5 IELTS trở lên", Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang cho hay.
Chia sẻ với báo Hà Nội Mới, ông Quang cho biết, căn cứ kết quả kiểm tra, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tổ chức phân loại, xếp lớp cho từng nhóm giáo viên có trình độ tương đương để tổ chức đào tạo nâng chuẩn tiếng Anh theo chuẩn quốc tế. Thời điểm tổ chức đào tạo sẽ được thông báo cụ thể tới các nhà trường và giáo viên.
Theo kế hoạch, lớp đào tạo sẽ được chia làm nhiều đợt. Từ nay tới năm 2025, trung bình cứ cách một năm giáo viên lại được tham gia một đợt bồi dưỡng để tiếp tục nâng chuẩn trình độ. Giáo viên tham gia đào tạo đều được hỗ trợ toàn bộ kinh phí, bao gồm cả công tác phí trong quá trình tham gia đào tạo, được giảm thời gian giảng dạy tại trường.
Toàn bộ thông tin về đợt kiểm tra này, theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội là đã được triển khai tới các đơn vị, trường học trên toàn thành phố từ năm 2019. Tuy nhiên, kế hoạch khảo sát theo dự kiến phải thay đổi do các trường học, trung tâm khảo thí trên địa bàn thành phố tạm nghỉ để phòng, chống dịch COVID-19.
Theo nội dung đã được thông báo tới các đơn vị, trường học trên toàn thành phố, mục đích của việc tổ chức kiểm tra đối với giáo viên tiếng Anh của Sở GD&ĐT Hà Nội là để có căn cứ xếp lớp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cho các thầy giáo, cô giáo dạy môn học này.
Ông Quang nhấn mạnh, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh là cần thiết trong bối cảnh hiện nay khi mà học sinh có rất nhiều cơ hội học tiếng Anh ở bên ngoài nhà trường; số lượng giáo viên bản ngữ có chất lượng tham gia dạy tiếng Anh ngày càng tăng.
Ông Lê Ngọc Quang - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay Sở dự kiến kế hoạch tổ chức kiểm tra giáo viên tiếng Anh kéo dài từ ngày 18/6 đến ngày 5/7/2020. Ảnh: Báo Giáo dục và Thời đại
"Nếu các thầy, cô giáo không kịp thời được đào tạo nâng chuẩn thì sẽ lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ dạy học ở các nhà trường và mong muốn của phụ huynh.
Bên cạnh đó, việc thực hiện đào tạo, nâng chuẩn trình độ tiếng Anh của Hà Nội cũng là nội dung nằm trong Kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội về việc ‘Dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020’".
Căn cứ vào số lượng giáo viên, Sở GD&ĐT Hà Nội dự kiến kế hoạch tổ chức kiểm tra kéo dài từ ngày 18/6 đến ngày 5/7/2020. Tuy nhiên, mỗi giáo viên chỉ cần dành tối đa 1 ngày để thực hiện các yêu cầu của bài kiểm tra theo chuẩn quốc tế IELTS với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
"Tôi xin nhấn mạnh lại rằng, thông tin được truyền tải đến các nhà trường, giáo viên đều nêu rõ: Mục đích của việc kiểm tra là để xếp lớp đào tạo sao cho phù hợp với năng lực của từng nhóm giáo viên, từ đó phát huy hiệu quả cao nhất của quá trình đào tạo.
Vì vậy, giáo viên không cần phải tham gia các lớp luyện thi IELTS trước khi làm bài kiểm tra. Các nhà trường đều hiểu rõ mục đích, ý nghĩa về chủ trương này nên tạo điều kiện tối đa về mọi mặt, sắp xếp thời khóa biểu hợp lý để giáo viên tiếng Anh của đơn vị mình được tham gia kiểm tra.
Các thầy, cô giáo dạy môn học này cũng nhận thức rõ trách nhiệm, quyền lợi của mình khi được tham dự kiểm tra để được đào tạo, nâng cao trình độ. Việc này không gây ra áp lực nào cho giáo viên, cũng không ảnh hưởng đến việc dạy học", ông Quang khẳng định.
Từ ngày 18/6 đến 5/7/2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức rà soát, kiểm tra đối với 100% giáo viên tiếng Anh đã đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam.
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phát triển đô thị bền vững
Tài năng 'nhí' trượt băng tốc độ Bảo Chi làm đại sứ truyền thông Amazfit Active
Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen
Cơ cấu lại kinh tế vùng Đông Nam Bộ theo hướng hiện đại