Tin tức - Sự kiện

Thanh Hóa: Nhiều gia đình chính sách bỗng dưng mất đất sau dồn điền đổi thửa

Dồn điền đổi thửa để tạo ra cánh đồng mẫu lớn, giúp người dân canh tác đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhưng nhiều hộ dân sau đổi điền dồn thửa bỗng dưng mất đất canh tác.

Việt Nam 2 tháng không có ca nhiễm mới COVID-19, BN91 tự thở được 60 giờ / Kỷ luật cảnh cáo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Phạm Đăng Quyền và hàng loạt cán bộ

Câu chuyện tưởng đùa nhưng là thật đang tồn tại tại xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa. Điều đáng nói, người dân đã nhiều lần kiến nghị lên xã rồi huyện đòi lại quyền lợi chính đáng nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết...

Huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa): Nhiều gia đình chính sách bỗng dưng mất đất sau dồn điền đổi thửa

Gia đình cụ Nguyễn Thị Tuy bỗng dưng mất 5 sào (2.500m2) đất lúa, khiến gia đình lâm vào cảnh khốn khó.

Bà Hoàng Thị Đua (trú thôn Nam Hội Triều, xã Hoằng Phong, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) là gia đình thờ cúng 2 liệt sĩ phản ánh: "Cuối năm 2019 thực hiện chủ trương của xã, thôn tiến hành kiểm kê đất lúa để dồn điền đổi thửa, gia đình tôi có một thửa ruộng diện tích 540m2. Thời điểm trên, gia đình đi vào miền Nam thăm con thì ở nhà thôn, xã đã tự ý lấy đất của gia đình chia cho các hộ khác mà không thông báo, gia đình hoàn toàn không biết việc này".

"Đầu năm 2020, vợ chồng tôi trở về địa phương, phát hiện ra sự việc mới kiến nghị lên các cấp nhưng không được xem xét giải quyết. Tôi trực tiếp lên xã gặp ông Trương Tiến Lên - Phó Chủ tịch UBND xã (Trưởng ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa) thì ông này trả lời vòng vo, bảo về thôn giải quyết. Chúng tôi về thôn thì lại bảo lên xã. Bây giờ chúng tôi biết kêu ai. Các anh thấy đó, ở quê không có ruộng thì sống bằng gì. Nay không biết họ chia kiểu gì mà bổng dưng gia đình tôi mất đất. Mong cấp trên sớm quan tâm để gia đình tôi có đất sản xuất", bà Đua bức xúc.

1

Cùng chung nỗi bức xúc bởi việc làm tắc trách của lãnh đạo xã Hoằng Phong, chị Hoàng Thị Cảnh (thôn Quang Trung) cho biết: "Gia đình tôi có thửa ruộng 200m2 đã được phân vị trí nhưng sau đó không hiểu lý do gì, ban chia ruộng lại đẩy gia đình tôi ra cuối cùng là phần đất xấu. Chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần nhưng lãnh đạo xã Hoằng Phong không giải quyết".

Buồn hơn cả là hoàn cảnh của cụ Nguyễn Thị Tuy. Cụ Tuy năm nay đã gần 90 tuôi, có em trai là liệt sĩ, con trai là thương binh đã khóc khi thấy sự xuất hiện của phóng viên: "Tôi già cả rồi, không minh mẫn, bị ông Kỳ làm tổ trưởng của hợp tác xã đến lừa bảo đưa tôi đi làm chứng minh nhân dân, sau đó bắt tôi điểm chỉ 10 ngón tay vào tờ giấy. Sau này khi xã báo tôi không còn đất sản xuất mới biết mình bị lừa.

Bà Hoàng Thị Đua mong cấp trên giải quyết giúp gia đình bà lấy lại ruộng canh tác, ổn định cuộc sống.

Bà Hoàng Thị Đua mong cấp trên giải quyết giúp gia đình bà lấy lại ruộng canh tác, ổn định cuộc sống.

 

Các anh thấy đó, nhà dột nát, bây giờ già cả thế này, có 3 sào (1.500m2 đất-pv) bây giờ họ cướp trắng của tôi, nhiều lần tôi gửi đơn lên xã, huyện nhưng không thấy hồi âm. Thấy tôi gửi đơn nhiều nơi, ông Kỳ có lên đưa cho tôi 2 triệu đồng cùng một dây sữa, bảo đất của cụ chuyển cho người khác rồi. Mong cấp trên về kiểm tra, trả lại 3 sào đất mưu sinh cho tôi".

Cũng theo cụ Tuy, không chỉ 3 sào đất của cụ bị cướp trắng mà con trai cụ là thương binh cũng bị một số cán bộ thôn, xã câu kết lấy gọn 2 sào ruộng, khiến cuộc sống gia đình gặp muôn vàn khó khăn.

Huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa): Nhiều gia đình chính sách bỗng dưng mất đất sau dồn điền đổi thửa - Ảnh 2.

Cụ Nguyễn Thị Tuy có em trai là liệt sĩ, con trai là thương binh mong cấp trên giúp cụ sớm đòi lại đất.

Theo tìm hiểu của phóng viên, công tác dồn điền đổi thửa tại xã Hoằng Phong có nhiều bất cập, có dấu hiệu vụ lợi, lợi ích nhóm. Các hộ có họ hàng với những người trong ban chia ruộng thì được ưu ái những phần đất tốt, còn người dân thấp cổ bé họng thì bị thu đất, chia cho phần ruộng khó canh tác.

 

Ngoài nội dung trên, người dân xã Hoằng Phong còn phản ánh, vào thời điểm tháng 5/2019, một số hộ dân xã Hoằng Phong có lợn chết đã được chôn lấp nhưng sau đó vài tháng lại được làm hồ sơ để hưởng hỗ trợ lợn bị chết do dịch tả lợn Châu Phi.

Huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa): Nhiều gia đình chính sách bỗng dưng mất đất sau dồn điền đổi thửa - Ảnh 3.

Hoàn cảnh cụ Tuy rất đáng thương, gia đình dột nát, nghèo túng quanh năm.

Cụ thể hộ bà Hàn Thị Lan (thôn Bắc Hội Triều) có 2 con lợn nái bị chết trước khi có dịch. Gia đình đã báo cáo lên xã và được hỗ trợ đi chôn lấp. Theo quy định, số lợn này không thuộc diện hỗ trợ. Nhưng tháng 9/2019, chính quyền xã Hoằng Phong do Phó Chủ tịch UBND Trương Tiến Lên đã chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ, văn bản hợp thức hóa 570kg lợn của gia đình bà Lan để nhận hỗ trợ 17,2 triệu đồng của Nhà nước. Ngoài bà Lan còn có trường hợp của bà Nguyễn Thị Vui (thôn Định Long) có 1 con lợn nái chết không rõ nguyên nhân và được chôn lấp từ tháng 5/2019; tới tháng 9/2019 vẫn được cán bộ thôn, xã "hô biến" thành lợn chết do dịch tả lợn Châu Phi để được nhận hỗ trợ 8,7 triệu đồng.

Trưởng thôn Định Long (thời điểm 2019-2020) Lê Văn Khiếu xác nhận, gia đình bà Vui có lợn chết từ tháng 5/2019, được thôn, xã hỗ trợ người đưa đi chôn lấp tại nghĩa địa. Sau này chắc do gia đình bà Vui khó khăn nên mới đề xuất vào danh sách cơ lợn chết vì dịch tả lợn Châu Phi và được nhận tiền hỗ trợ của nhà nước.

Huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa): Nhiều gia đình chính sách kiến nghị bị mất đất sau dồn điền đổi thửa - Ảnh 3.

Lãnh đạo xã Hoằng Phong bị nhiều người dân phản ánh giải quyết nhiều vụ việc không công bằng, cố ý làm sai.

 

Ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch UBND xã Hoằng Phong cho biết: "Liên quan tới việc quản lý, sử dụng đất sai mục đích tại địa phương, chúng tôi đã nắm được, cấp trên đã kiểm tra và xử lý kỷ luật cán bộ. Việc dồn điền đổi thửa có nhiều bất cập như các anh phản ánh là có. Một số hộ dân đã gửi đơn lên xã, rồi trực tiếp gặp tôi để kêu cứu. Cái này anh Trương Tiến Lên - Phó Chủ tịch làm Trưởng ban chỉ đạo, các anh cứ liên hệ với anh ấy để làm rõ. Còn việc lập hồ sơ khống, đưa 2 hộ dân có lợn chết trước thời điểm có dịch vào danh sách để nhận tiền hỗ trợ, bây giờ tôi mới nghe. Cái này lãnh đạo xã sẽ họp kiểm tra lại đúng sai thế nào rồi mới trả lời".

Còn Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Hoằng Hóa Lê Xuân Thu nói: "Quá trình quản lý, điều hành của lãnh đạo xã Hoằng Phong thời gian qua bộc lộ nhiều vấn đề khiến người dân bức xúc. Chủ tịch xã đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo, sắp tới sẽ không bố trí tái cử chấp hành. Phó Bí thư thường trực xã cũng bị điều tiếng vì lọt vào danh sách hộ cận nghèo. Bây giờ người dân lại tố Phó Chủ tịch UBND xã lập hồ sơ khống để dân nhận tiền hỗ trợ dịch tả lợn Châu Phi, có nhiều vấn đề gói ghém lợi ích trong dồn điền đổi thửa. Chúng tôi sẽ tiếp tục cho đoàn kiểm tra, xác minh những nội dung mới này và trả lời công luận".

Thiết nghĩ, việc người dân xã Hoằng Phong đang kiến nghị đòi lại đất sản xuất là những quyền lợi chính đáng, hợp pháp. Đây là những người dân đáng thương, thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo trong xã, những gia đình chính sách là người yếu thế trong xã hội. Để đảm bảo quyền lợi cho người dân nơi đây, rất mong UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo UBND huyện Hoằng Hóa, các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ, trả lại đất sản xuất cho dân nghèo, xử lý các tập thể, cá nhân liên quan khiến người dân bỗng dưng mất đất.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm