Năm học 2020-2021: Chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững trước ảnh hưởng của COVID-19
Xử phạt, giáo dục 6 đối tượng lan truyền thông tin sai về COVID-19 / Khởi tố, bắt tạm giam cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
Tại hội nghị tổng kết năm hoc 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021- 2022 đối với giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, năm học 2020-2021, cả nước có 522.320 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; trong đó, cấp THCS là 358.501, cấp THPT là 163.819. So với năm học trước, đội ngũ có sự tăng lên về số lượng và tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn (tăng lần lượt 2,8 và 0.8%, nâng tổng tỷ lệ “chuẩn hoá” cho đội ngũ giáo viên của hai cấp học lên mức 82,4 và 99,78%).
Các cơ sở giáo dục trung học đã tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình phù hợp với điều kiện và tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, tiếp tục thực hiện chương trình trong thời gian học sinh phải tạm dừng đến trường.
Từ đó, Bộ GD&ĐT nhận định, nhờ đó mà chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững trước ảnh hưởng rất lớn của dịch COVID-19; nhất là trong những tháng cuối năm học 2020-2021.
Theo Bộ GD&ĐT, chất lượng giáo dục đại trà năm học 2020-2021 được giữ vững trước ảnh hưởng của COVID-19.
Bên cạnh đó, giáo dục mũi nhọn cũng đạt được kết quả tích cực. Tại các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2021, Việt Nam có 37 lượt học sinh dự thi thì cả 37 em đều đoạt giải với 12 Huy chương Vàng, 13 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 2 Bằng khen.
Ở hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (ISEF), có 1 dự án của học sinh Việt Nam đạt giải Ba - giải chính thức của hội thi và 2 dự án đoạt 3 giải đặc biệt do các hiệp hội và tổ chức khoa học - công nghệ và doanh nghiệp trao tặng.
Bộ GD&ĐT cũng cho biết, năm nay, cấp THCS sẽ lần đầu tiên thực hiện chương trình phổ thông mới đối với lớp 6. Vì vậy, các địa phương, cơ sở giáo dục đã ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, chủ động khắc phục khó khăn để triển khai công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên.
Tính đến cuối năm học 2020-2021, đã có hơn 579.000 lượt giáo viên trung học được bồi dưỡng, hướng dẫn các modul 1,2,3 của chương trình giáo dục phổ thông mới; phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Về sách giáo khoa, mỗi tỉnh/thành phố, mỗi môn học/hoạt động giáo dục được chọn từ 1 đến 5 bộ sách, trong đó tỉ lệ chọn 1 bộ/môn học khoảng 50%; 2 bộ/môn học khoảng 30%.
Một số hạn chế còn tồn tại theo đánh giá của Bộ GD&ĐT là chất lượng giáo dục còn chưa đồng đều giữa các vùng, miền. Còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại một số vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khu công nghiệp, đặc biệt ở các môn học đặc thù như: Mỹ thuật, Âm nhạc, Tin học, Công nghệ, Trải nghiệm - Hướng nghiệp...
Tỷ lệ giáo viên/học sinh tại một số địa phương chưa bảo đảm. Vẫn còn một số giáo viên chưa chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Công tác giáo dục hướng nghiệp chưa đạt được mục tiêu đã đề ra.
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học và kiểm tra, đánh giá còn hạn chế ở một số nơi do hạ tầng và trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ. Việc lựa chọn sách giáo khoa và đăng ký mua sách giáo khoa tại một số địa phương còn thực hiện chậm so với thời gian quy định, làm ảnh hưởng đến công tác in ấn, phát hành sách tới tay học sinh.
Năm học 2021-2022 Bộ GD&ĐT xác định vẫn sẽ là năm có nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19 vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên mà Bộ đề ra cho năm học mới này là thực hiện tốt mục tiêu phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm trường học an toàn và nâng cao chất lượng giáo dục.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mức phạt áp dụng từ ngày 1/1/2025 với việc đeo tai nghe khi đi xe máy, ai cũng nên biết
Sáu nhiệm vụ trong tâm của ngành Nông nghiệp trong năm 2025
Dự báo thời tiết miền Bắc ngày mai 4/1: Vùng núi phía Bắc rét đậm, rét hại, có nơi dưới 11 độ
Ngành Thuế công bố 10 sự kiện nổi bật, trong đó có eTax Mobile
Hai tuyến cáp biển gặp sự cố, ảnh hưởng đến tốc độ internet Việt Nam đi quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước