Nâng tầm hợp tác kinh tế Việt - Hàn
Gỡ khó cho thị trường bất động sản / Tăng cường hợp tác du lịch với các nước vùng Vịnh mở ra cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư
Hợp tác kinh tếViệt Nam - Hàn Quốc ngày càng được củng cố, trở thành một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu, nhất là sau khi hai nước vừa nâng cấp quan hệ lên "Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện", đi kèm với mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm sau và hướng tới 150 tỷ USD vào năm 2030.
Đây cũng là nội dung chính được thảo luận tại Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc được tổ chức chiều nay (16/12) tại Hà Nội, với sự tham gia 400 doanh nghiệp, nhà đầu tư Hàn Quốc và Việt Nam.
"Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi cho xuất nhập khẩu, vị thế thương mại với hàng loạt các hiệp định thương mại tự do. Vì vậy, chiến lược của chúng tôi đang xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ với nhiều công năng sử dụng, nhằm tối ưu hóa không gian sinh hoạt để thu hút các đối tác, tập đoàn lớn trên thế giới", ông Ahn Kuk Jin, Tổng Giám đốc Công ty Phát triển THT, cho biết.
Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với hơn 9.400 dự án, tổng vốn đăng ký trên 80 tỷ USD. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với hơn 9.400 dự án, tổng vốn đăng ký trên 80 tỷ USD tập trung vào các lĩnh vực: máy tính, điện thoại, công nghệ cao, năng lượng, chất bán dẫn... Còn kim ngạch thương mại hai nước sau 30 năm đã tăng trên 160 lần, dự kiến năm nay đạt hơn 80 tỷ USD.
"Chặng đường hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc đã được khẳng định bằng những dự án đầu tư chất lượng cao, tham gia sâu rộng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Chúng tôi đang triển khai xây dựng nhiều dự án nhà máy xây lắp, hóa dầu, xây dựng cầu bắc qua biển trên thế giới, và tới đây sẽ là Việt Nam", ông Jeong Won Ju, Chủ tịch Tập đoàn Daewoo E&C, cho hay.
"Các tập đoàn như Samsung... đã mang đến cho chúng ta cơ hội đó và các doanh nghiệp Việt Nam cần vươn lên, không chỉ phát triển về vốn, mà cần làm chủ các công nghệ, đầu tiên là công nghệ cung ứng các sản phẩm hỗ trợ, sau đó là những công nghệ lõi", ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhận định.
Hàn Quốc là nền kinh tế lớn hàng đầu châu Á, còn Việt Nam là nền kinh tế năng động và tiềm năng bậc nhất ASEAN. Do vậy, việc nâng cấp quan hệ lên "Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện" sẽ tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển, đưa kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng ổn định theo hướng cân bằng, giữ vững vị trí là đối tác thương mại hàng đầu của nhau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo