Nghề làm tôm khô, lễ vía Bà Thủy Long ở Cà Mau là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Cà Mau: Đẩy nhanh tiến độ công trình hồ cấp nước ngọt hơn 100 ha / Cà Mau: Thiên tai, giông lốc gây thiệt hại nặng
Nghề làm tôm khô được công nhận di sản phi vật thể quốc gia ngoài việc khẳng định thương hiệu tôm Cà Mau còn tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển, tạo việc làm cho người dân và góp phần phát triển du lịch.
Nghề làm tôm khô ở Cà Mau làm ra loại tôm khô nổi tiếng ngon mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Cà Mau có hơn 283.350 ha nuôi tôm tập trung tại các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Cái Nước, Đầm Dơi…Sản lượng tôm hằng năm của tỉnh đạt trên 227.768 tấn, đây được xem là nguồn nguyên liệu dồi dào để duy trì và phát triển nghề làm tôm khô tại tỉnh cực Nam của Tổ quốc.
Để làm ra loại tôm khô Cà Mau danh tiếng, người dân luôn chọn những con tôm đất, sú, thẻ… sống làm nguyên liệu và bảo quản theo quy định để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tại Cà Mau, lễ hội vía Bà Thủy Long thể hiện sự gắn kết cộng đồng và là nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương.
Ngôi miếu thờ Bà Thủy Long (Thủy Long cung thần nữ) được người dân địa phương lập vào khoảng đầu thế kỷ XIX, hàng năm, lễ hội diễn ra từ ngày 15 đến ngày 17/2 (âm lịch), ngành chức năng địa phương đã nhiều lần tôn tạo để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng cho bà con.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi