Tin tức - Sự kiện

Người dân háo hức xếp hàng trải nghiệm đường sắt Cát Linh-Hà Đông

Đúng 9 giờ ngày 6/11, đường sắt Cát Linh - Hà Đông đón những hành khách đầu tiên. Rất đông người dân xếp hàng từ sáng sớm để chờ trải nghiệm dự án đường sắt đô thị đầu tiên của Thủ đô Hà Nội.

Cá nhân đứng ra vận động cứu trợ phải tự chi trả toàn bộ các chi phí liên quan / Cá nhân vận động từ thiện phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng theo từng cuộc vận động

Ông Trần Tuấn Sơn (38 tuổi, trú tại Lý Nam Đế) cho biết, từ sáng sớm, ông đã đi xe buýt đến ga Cát Linh. Đây là loại hình vận tải bằng đường sắt trên cao đầu tiên ở Việt Nam nên ông Sơn rất háo hức.

Còn chị Bích Phương (46 tuổi) cho biết: "Nhà tôi ở đường Nguyễn Trãi ngay cạnh ga Metro Cát Linh - Hà Đông. Sang tuần, tôi sẽ thử đi tàu đi làm. Từ ga Cát Linh đến cơ quan tôi khoảng 3km...".

Ghi nhận của phóng viên tại ga Cát Linh trong ngày đầu khai thác thương mại, rất đông người dân đã đến xếp hàng chờ đi thử dọc tuyến về ga Yên Nghĩa. Khi vào đến ga, người dân được nhân viên điều hành hướng dẫn và yêu cầu tuân thủ nghiêm quy định phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay... Không chỉ người già, mà trẻ nhỏ và nhiều bạn trẻ cũng lần đầu trải nghiệm tàu trên cao

Trong 15 ngày khai thác đầu tiên, UBND TP Hà Nội miễn phí vé đi tàu cho hành khách để mọi người làm quen với loại hình vận tải công cộng mới mẻ tại Việt Nam.

Trước 9 giờ sáng, rất đông người dân háo hức, xếp hàng tại ga Cát Linh đợi vào trải nghiệm chuyến tàu trên cao đầu tiên tại Việt Nam.

Người dân được yêu cầu tuân thủ nghiêm quy định phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay.

Người dân được đi tàu Cát Linh - Hà Đông miễn phí 15 ngày đầu.

 

Còn người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo được miễn phí.

Người dân được hướng dẫn quẹt thẻ từ để vào nhà ga.

Tổng số người tham gia khai thác đường sắt Cát Linh - Hà Đông là 733 nhân viên.

 

Sổ tay hướng dẫn hành khách sử dụng dịch vụ được phát đến tận tay người dân.

Những tấm vé đầu tiên trên tay người dân.

Đoàn tàu đầu tiên của tuyến Metro Cát Linh-Hà Đông đang tiến vào ga Cát Linh.

 

Các nhân viên an ninh hướng dẫn khách lên tàu an toàn.

Người dân Hà Nội trải nghiệm tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông trong ngày đầu khai thác thương mại.



Sau 10 năm đợi chờ, ông Vũ Thành Nam (trú tại Cầu Giấy) đã có thể đi tàu trên cao.

 

Nhiều bạn trẻ háo hức trải nghiệm tàu trên cao.

Mã QR Code được dán trên tất cả các toa của tàu.

Lần đầu tiên Việt Nam áp dụng khách đi tàu trả tiền theo kilômet, đi dài trả tiền nhiều, đi ngắn trả tiền ít.

 

Hệ thống bảng báo điện tử trên tàu giúp khách quan sát dễ dàng và thuận tiện theo dõi lộ trình.

Ga Yên Nghĩa là điểm đến cuối của tuyến Cát Linh-Hà Đông.

Giá mở cửa lên tàu là 7.000 đồng, mỗi km thêm 600 đồng. Lần đầu tiên Việt Nam áp dụng khách đi tàu trả tiền theo kilômet, đi dài trả tiền nhiều, đi ngắn trả tiền ít. Giá vé trên đã có trợ giá của Nhà nước. Giá vé ngày là 30.000 đồng/người/vé/ngày, không giới hạn số lượt đi lại; vé tháng có các mức từ 100.000 - 140.000 - 200.000 đồng/tháng/người tùy theo từng nhóm hành khách.

 

Người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo được miễn phí.

Để tiếp cận 12 ga tàu Cát Linh - Hà Đông, hành khách có thể sử dụng 55 tuyến xe buýt kết nối theo chiều ngang và chiều dọc với tuyến Metro. Ga đầu tuyến Cát Linh và ga cuối tuyến Yên Nghĩa có 16 tuyến buýt, ga ít nhất 7 tuyến. Với khách đi xe máy, toàn bộ 12 ga bố trí chỗ gửi để đi tàu.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm