Người đứng đầu trong cấp ủy tỉnh, huyện tiếp dân ít nhất một ngày/tháng
Thừa Thiên-Huế: Không đi qua hầm Phước Tượng- Phú Gia vẫn phải è cổ đóng phí / Trung tâm giám sát trực tuyến các trạm thu phí BOT: Chờ đến bao giờ?
Về trách nhiệm của người đứng đầucấp ủy trong việc tiếp dân, Quy định nêu rõ: Trực tiếp thực hiện việc tiếp dân, kịp thời đối thoại khi cần thiết và xử lý, giải quyết các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tối cáo của dân theo thẩm quyền; kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tiếp dân và xử lý, giải quyết phản ánh của dân; ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy chế tiếp dân; phối hợp với các cơ quan, tổ chức bảo đảm trật tự, an toàn cho việc tiếp dân. |
Ðịnh kỳ quý một, sáu tháng, chín tháng, năm hoặc đột xuất trực tiếp làm việc với bí thư cấp ủy cấp dưới trực tiếp và thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cấp có liên quan về tình hình và kết quả công tác tiếp dân. Ðịnh kỳ hằng tháng, quý một, sáu tháng, chín tháng, năm hoặc đột xuất báo cáo tình hình kết quả tiếp dân và xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân lên cấp ủy và các cơ quan cấp trên.
Về thời gian tiếp dânmỗi tháng người đứng đầu cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện tiếp dân ít nhất một ngày; người đứng đầu cấp xã tiếp dân ít nhất hai ngày và tiếp đột xuất trong các trường hợp vụ việc phức tạp, nổi cộm, kéo dài hoặc có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Quy định cũng nêu rõ trình tự tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu cấp ủy; thời hạn xử lý, giải quyết cũng như xử lý trách nhiệm người đứng đầu trong những trường hợp thiếu trách nhiệm, vi phạm quy định của Ðảng, Nhà nước về việc tiếp dân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khai mạc hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh nhờ thay đổi chuỗi cung ứng
Giải pháp nào giúp doanh nghiệp logistics giảm phát thải?
Phát động cuộc thi viết bài “Tự hào 80 năm xây dựng và phát triển Hải quan Việt Nam”
Thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa các địa phương của Nhật Bản với Việt Nam