Tin tức - Sự kiện

Người lao động cần làm gì khi doanh nghiệp không trả sổ bảo hiểm?

DNVN - Theo Pháp lý khởi nghiệp, sổ bảo hiểm xã hội là tài liệu để người lao động để có thể giải quyết các chế độ liên quan đến bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là “BHXH”). Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp không thực hiện trả lại sổ cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy, người lao động cần làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình.

Nhiều lao động cầm cố sổ bảo hiểm xã hội vì thiếu hiểu biết / Sẽ dùng thẻ điện tử thay sổ bảo hiểm xã hội

Căn cứ Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận, trả lại sổ BHXH và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Theo đó, khi hợp đồng lao động chấm dứt, dù trong trường hợp nào, việc doanh nghiệp không chốt, trả sổ bảo hiểm cho người lao động là hoàn toàn trái quy định pháp luật.
Trong trường hợp doanh nghiệp không trả sổ bảo hiểm thì người lao động phải làm gì? Theo Pháp lý khởi nghiệp, trường hợp sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ trả lại giấy tờ cũng như sổ BHXH cho người lao động trong thời gian tối đa 30 ngày thì người lao động có thể thực hiện 01 trong 02 biện pháp sau:
Thứ nhất, thực hiện khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền:
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp không thực hiện việc chốt, trả sổ bảo hiểm cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lào động, hợp đồng làm việc, người lao động có thể gửi đơn khiếu nại lần đầu đến giám đốc của doanh nghiệp để được giải quyết.
Trong trường hợp, sau 07 làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, doanh nghiệp không giải quyết khiếu nại hoặc giải quyết nhưng người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì người lao động có thể gửi đơn khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.
Trong trường hợp người lao động nhận định rằng không thể thực hiện khiếu nại đối với hoàn cảnh và tính chất của việc không trả sổ bảo hiểm thì căn cứ Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền giải quyết của Tòa án, người lao động có thể trực tiếp khởi kiện ra Tòa án quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật để đòi lại quyền lợi của mình khi doanh nghiệp không trả lại sổ bảo hiểm cho mình.
PV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm