Người Việt ủng hộ đóng cửa các điểm kinh doanh động vật hoang dã
Sức ép từ con người lên động vật hoang dã làm tăng nguy cơ lan truyền bệnh mới / 12,3 triệu bẫy dây đang đe dọa động vật hoang dã tại Campuchia, Lào, Việt Nam
Nội dung báo cáo cho thấy, riêng ở Việt Nam, có đến 87% số người tham gia khảo sát lo lắng về tình hình đại dịch Covid-19 bùng phát. Với kết quả trên, Việt Nam trở thành nước nước có tỷ lệ quan tâm tới đại dịch cao nhất trong số 5 nước được tiến hành khảo sát gần đây.
Trong đó, 94% người Việt Nam được khảo sát cho biết “có thể ủng hộ những nỗ lực của Chính phủ và Bộ Y tế đóng cửa tất cả các chợ báo động vật hoang dã có nguy cơ cao, nơi bán động vật bị bắt từ tự nhiên” như một nỗ lực ngăn chặn những đại dịch khác bùng phát trong tương lai.
Và có tới 46% số người tham gia cho rằng lây truyền bệnh từ động vật sang người là nguyên nhân gốc rễ có thể gây ra một đại dịch trong tương lai. Điều tra gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng chỉ động vật hoang dã có khả năng là nguồn lây nhiễm của đại dịch COVID-19.
Hơn 90% người Việt Nam ủng hộ đóng cửa các điểm kinh doanh động vật hoang dã.
Ngoài ra, cuộc khảo sát năm nay cho thấy đa số những người được khảo sát tin rằng việc ngăn chặn các đại dịch trong tương lai cần bắt đầu bằng việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ, bao gồm buôn bán động vật hoang có nguy cơ cao và phá rừng.
Đại dịch COVID-19 đã đảo lộn cuộc sống của xã hội loài người và khiến con người cần phải suy nghĩ thấu đáo hơn về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Cách tốt nhất để ngăn chặn các đại dịch trong tương lai là giảm thiểu các hoạt động hủy hoại môi trường tự nhiên như phá rừng, buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã không bền vững, có nguy cơ cao, thay vì thụ động ứng phó với các làn sóng dịch bệnh bùng phát sau khi chúng xuất hiện.
“Việc ngăn chặn đại dịch, ước tính, sẽ ít tốn kém hơn 100 lần so với việc ứng phó với đại dịch khi nó bùng phát. Đại dịch COVID-19 đã cho thấy đầu tư vào sức khỏe hành tinh và thiên nhiên là cách duy nhất để tránh phải trả một cái giá quá đắt về kinh tế và xã hội”, ông Marco Lambertini - Tổng Giám đốc WWF Quốc tế nhận định.
WWF cho rằng, kết quả của báo cáo là cơ sở quan trọng để Việt Nam và các nước trong khu vực cân nhắc những quyết sách về đóng cửa các chợ buôn bán động vật hoang dã, đóng cửa rừng nhằm chủ động phòng chống đại dịch COVID-19 cũng như các bệnh dịch liên quan đến động vật hoang dã lây bệnh sang con người có thể xảy ra trong tương lai.
WWF kêu gọi các nhà hoạch định chính sách đưa ra các biện pháp can thiệp cần thiết để giải quyết các động lực chính gây bùng phát dịch bệnh từ động vật sang người trong các kế hoạch phòng chống đại dịch.
Tại cả 5 quốc gia, người dân ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của chính phủ nhằm đóng cửa các chợ bán động vật hoang dã có nguy cơ cao - nơi bán động vật bị bắt từ tự nhiên (85%) và chấm dứt nạn phá rừng (88%). Trong đó, tại Việt Nam, tỷ lệ ủng hộ cho 2 vấn đề trên lần lượt là 94% và 95%.
Đáng lưu ý, 85% số người được hỏi ở cả 5 quốc gia ủng hộ hoặc ủng hộ mạnh mẽ cách tiếp cận “Một sức khỏe” để đối phó với đại dịch. Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ đồng ý là 93% và Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 có tỷ lệ đồng thuận cao nhất.
“Một sức khoẻ” là cách tiếp cận trong đó các chương trình hành động, chính sách và pháp luật của nhiều lĩnh vực khác nhau cùng hợp tác để hướng tới mục tiêu sức khoẻ tốt hơn cho con người, động thực vật đặc biệt trong bối cảnh lây lan dịch bệnh giữa động vật và con người gia tăng và tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng phổ biến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo