Nguyên nhân xảy ra mưa đá, giông lốc bất thường ở các tỉnh phía Bắc
Nghỉ 8 ngày giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5: Công chức nghỉ gần 1/3 thời gian làm việc trong năm / Cục Đăng kiểm nói gì về việc xe taxi lắp khoang chắn bảo vệ tài xế?
Những ngày qua, các tỉnh Bắc Bộ xuất hiện những bất thường về thời tiết, tại Thủ đô Hà Nội có hiện tượng mưa giông, sấm chớp như mùa hè, còn tại các tỉnh miền núi phía Bắc xuất hiện mưa đá, gió giật mạnh.
Lý giải hiện tượng thời tiết trên, ông Trần Quang Năng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia) - cho biết: Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục 24-26 bị đẩy dịch về phía Nam bởi một khối không khí lạnh từ phía Bắc kết hợp với hội tụ trong rãnh gió Tây trên cao, đồng thời với đó là điều kiện nền nhiệt độ chung ở các tỉnh Bắc Bộ trong thời gian qua khá cao, cộng thêm độ ẩm lớn trong khí quyển đã tạo điều kiện thuận lợi cho mưa giông phát triển mạnh nên từ tối 16/2, ở Tây Bắc và vùng núi Bắc Trung Bộ đã có mưa rào và giông; từ ngày 17/2 vùng mưa mở rộng ra toàn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trọng tâm mưa lớn là Việt Bắc và Đông Bắc với lượng mưa phổ biến 30-70mm, một số nơi cao hơn như Tuyên Quang 73mm, Tam Đảo 89mm, Bảo Lạc (Cao Bằng) 73mm, Quảng Hà (Quảng Ninh) 86mm,...
Cũng theo ông Năng, giông kèm lốc xoáy gây gió giật mạnh, mưa đá đã xảy ra ở vùng núi Bắc Bộ, cụ thể ở Mù Cang Chải (Yên Bái), Sa Pa, TP Lào Cai và Bát Xát (Lào Cai), Sơn La, Thái Nguyên đã ghi nhận được mưa đá. Một số nơi quan trắc được gió giật mạnh như Tam Đường: 16m/s (cấp 7) lúc 19h 17/2; Yên Bái: 19m/s (cấp 8) lúc 1h sáng 18/2, Mẫu Sơn: 21m/s (cấp 9) lúc 7h sáng ngày 18/2, Tuyên Quang 26m/s (cấp 10) lúc 21h40 ngày 17/2.
Cuối cùng, ông Năng đưa ra một số nhận định xu thế thời tiết trong thời gian tới và một số lưu ý sau: Giông lốc mạnh ở nước ta sẽ xảy ra cao điểm vào thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm khi có sự chuyển biến thời tiết từ mùa lạnh sang mùa nóng, mùa khô sang mùa mưa. Khi đó có sự gặp gỡ vào xáo trộn mạnh giữa các khối khí nóng và lạnh, khô và ẩm sẽ là điều kiện lý tưởng tạo ra những đám mây đối lưu phát triển mạnh, hệ quả gây ra các trận lốc xoáy, gió giật mạnh, mưa đá trên diện rộng, đặc biệt là ở khu vực các tỉnh vùng núi.
"Trong năm 2019, mưa đá xuất hiện ngay giữa tháng 2 này báo hiệu cho thấy dấu hiệu về thời kỳ mưa giông với các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như lốc xoáy, gió giật mạnh, sét, mưa đá,… đã đến rất gần. Thêm nữa với nền nhiệt độ đang có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm trong các tháng gần đây sẽ là điều kiện nhiệt lực góp phần cho chúng ta dự đoán về một mùa thiên tai sẽ diễn ra khó lường, phức tạp trong thời gian tới" - ông Năng cho biết.
Ông Năng lưu ý, để chủ động ứng phó với thiên tai nói chung và mùa mưa, giông, lốc, sét, mưa đá sắp tới, người dân và chính quyền địa phương cần chú ý theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai từ các cơ quan hữu quan.
Trên cơ sở thông tin dự báo, cảnh báo đó các cấp chính quyền địa phương cần chủ động xây dựng các phương án lao động, sản xuất, sinh hoạt phù hợp với từng thời đoạn thiên tai, từng loại hình thiên tai cho người dân. Các cơ quan hữu quan tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức khí tượng thủy văn và cách thức phòng chống thiên tai đến từng người dân, cộng đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc