Nỗ lực duy trì đà phục hồi, ổn định tăng trưởng
Tăng cường hợp tác đầu tư tại sự kiện “Ngày Indonesia tại TP Cần Thơ” / Lương lao động thời vụ cuối năm có thể cao gấp 4 lần ngày thường
Đây cũng là nội dung đáng chú ý được ghi nhận từ báo chí, chuyên gia quốc tế tuần qua.
Việt Nam là đối tác có vai trò mạnh mẽ trong giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực, nhận định từ tờBrussels Times. Tờ báo cho biết, trong bối cảnh nhiều nước gặp khó khăn, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận các dấu hiệu tích cực.
Cùng chung nhận định này, trangFastbullcho biết, kinh tế Việt Nam có đà phục hồi mạnh, tăng trưởng nhanh nhờ chính sách kiểm soát dịch COVID-19 linh hoạt. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với thách thức, nhu cầu toàn cầu suy giảm khiến xuất khẩu gặp phải những lực cản.
"Xuất khẩu của Việt Nam dựa nhiều vào các mặt hàng tiêu dùng dễ bị ảnh hưởng bởi biến động kinh tế. Do đó, Việt Nam cần phải tăng chiều sâu của các ngành công nghiệp trong nước, thu hút các ngành công nghiệp khác, như thiết bị công nghiệp, linh kiện, vật liệu; đồng thời cần đa dạng hóa hơn nữa các đối tác xuất khẩu", ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện JETRO Hà Nội, nhận định.
Trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu u ám, đối mặt nhiều thách thức, kinh tế Việt Nam vẫn được nhận định có những tín hiệu khả quan. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Báo cáo cập nhật mới nhất của Ngân hàng Thế giới về kinh tế vĩ mô Việt Nam cho biết, do tác động từ nhu cầu bên ngoài giảm khiến xuất khẩu chững lại, lạm phát tăng gây ra những sức ép nhất định. Tuy nhiên, áp lực với đồng tiền đã giảm bớt, vốn đăng ký cho lĩnh vực chế tạo chế biến tăng.
TrangCNBCcho rằng Việt Nam và một số nền kinh tế như Singapore, Thái Lan, Malaysia sẽ bị ảnh hưởng bởităng trưởngtoàn cầu chậm hơn trong thời gian tới. Điều này sẽ khiến quỹ đạo tăng trưởng tại Đông Nam Á diễn biến theo hướng giảm vào đầu năm 2023 trước khi tăng mạnh vào nửa cuối năm.
"Có nhiều bất ổn hơn trong môi trường toàn cầu. Điều đó có thể dẫn đến nhu cầu bên ngoài giảm dần, sẽ có sự thắt chặt tài chính ở nhiều quốc gia. Vì vậy, có thể sẽ xảy ra khả năng tiếp cận vốn nước ngoài suy giảm, hay các rủi ro nhất định về thay đổi nguồn cung. Việt Nam sẽ cần phải thích nghi, cần có các điều chỉnh phù hợp để ứng phó và tái cấu trúc nền kinh tế", ông Raymon Mallon, chuyên gia kinh tế Australia, nhấn mạnh.
Một tín hiệu tích cực là trong khảo sát mới nhất của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các doanh nghiệp châu Âu vẫn lạc quan về sự phục hồi kinh tế của Việt Nam. 69% số doanh nghiệp được khảo sát mong muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo