Các ngân hàng cố gắng giảm lãi suất huy động về 9,5%/năm
Gỡ khó cho thị trường bất động sản / Cán đích 700 tỷ USD, xuất nhập khẩu - điểm sáng kinh tế 2022
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cung ứng vốn cho nền kinh tế và giảm mặt bằng lãi suất, Hiệp hội Ngân hàng đã họp bàn với các tổ chức tín dụng và đi tới thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm. Mức này đã bao gồm các khoản khuyến mại cộng lãi suất khi gửi tiền.
Theo Hiệp hội Ngân hàng, dù thị trường ngoại tệ, tỷ giá đã bớt căng thẳng, tuy nhiên vẫn có ngân hàng huy động lãi suất cao trên 11%/năm. Vì vậy, việc các ngân hàng đồng thuận điều chỉnh lãi suất huy động sẽ giảm sức ép với mặt bằng lãi suất cho vay. Quan trọng là các ngân hàng cần sự đảm bảo thanh khoản từ phía Ngân hàng Nhà nước.
"Thống nhất với chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước cùng Hiệp hội Ngân hàng là giảm lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay, với mức nào thì 4 ngân hàng thương mại sẽ ngồi lại bàn bạc và thống nhất", ông Nguyễn Thiên Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng BIDV, cho biết.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẵn sàng hỗ trợ đảm bảo thanh khoản cho hệ thống để có điều kiện hạ nhiệt mặt bằng lãi suất. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)
"Chúng tôi đề nghị Ngân hàng Nhà nước không đấu thầu lãi suất nữa, mà đấu thầu khối lượng thôi, đưa số lượng ra nhiều thì ngân hàng mới có nguồn vốn cho các doanh nghiệp sản xuất vay", ông Lê Đăng Khoa, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SHB, đề xuất.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẵn sàng hỗ trợ đảm bảo thanh khoản cho hệ thống để có điều kiện hạ nhiệt mặt bằng lãi suất. Trong hơn 1 tuần qua, cơ quan điều hành đã kéo dài kỳ hạn cho vay qua thị trường mở lên 91 ngày, thay vì mức 14 ngày như thường lệ.
"Giảm lãi suất quan trọng nhất vẫn là giảm chi phí hoạt động của chính chúng ta, cắt giảm tất cả những gì có thể được để chúng ta có điều kiện giảm lãi suất và giảm lợi nhuận chúng ta đặt ra, trong đó hạ lãi suất kể cả huy động và cho vay. Còn những ngân hàng nhỏ, ngân hàng nào khó khăn thanh khoản thì Ngân hàng Nhà nước sẽ hỗ trợ bằng những giải phải khác và sẵn sàng xem xét từng trường hợp cụ thể của từng ngân hàng thương mại cụ thể", Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhấn mạnh.
Một số ngân hàng cũng đề xuất Ngân hàng Nhà nước cần có chế tài, quy định chặt chẽ để tránh tình trạng giảm lãi suất, nhưng lại tăng thêm các khoản phí, gây thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh