Tận dụng bã cà phê, sợi sen... dệt may kỳ vọng xuất khẩu đến 48 tỷ USD năm 2023
Cán đích 700 tỷ USD, xuất nhập khẩu - điểm sáng kinh tế 2022 / Cán mốc gần 1 tỷ USD, Đồng Tháp đóng góp gần một nửa vào kim ngạch xuất khẩu cá tra cả nước
Với dự báo tổng cầudệt maythế giới sẽ phục hồi mạnh mẽ trong quý 3 và quý 4 năm sau, ngành dệt may kỳ vọng kịch bản xuất khẩu thuận lợi cả năm 2023 có thể đạt 47 - 48 tỷ USD, tức là duy trì mức tăng trưởng khoảng 8%. Trong đó xu hướng tạo ra tỷ trọng lớn sẽ là những sản phẩm xanh, sản phẩm tái chế. Thông tin được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết ngành dệt may Việt Nam 2022 diễn ra tại TP Hồ Chí Minh.
Từ những nguyên liệu có trong tự nhiên như bã cà phê, sen…, các nhà khoa học đã sáng chế ra các loại vải có tính năng vượt trội và phù hợp với xu thế thời trang thế giới. Việc tiên phong áp dụng các công nghệ sản xuất xanh, hoặc sử dụng các sản phẩm có tính tái chế cao, xuất khẩu sang các thị trường khó tính như châu Âu có thể giúp ngành dệt may Việt Nam tăng tính cạnh tranh và hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu.
Dù thị trường có nhiều thách thức, nhưng dệt may vẫn có cơ hội cán đích mục tiêu xuất khẩu 43 - 44 tỷ USD trong cả năm nay. (Ảnh: PLO)
Kịch bản thuận lợi của ngành dệt may với mức kim ngạch khoảng 48 tỷ USD được đưa ra dựa trên các yếu tố như: tổng cầu của ngành dự báo sẽ phục hồi vào nửa cuối năm sau. Cùng với sự đa dạng của thị trường, khi doanh nghiệp khi xuất khẩu tới 66 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, khu vực CPTPP…
Dù thị trường có nhiều thách thức, nhưng dệt may vẫn có cơ hội cán đích mục tiêu xuất khẩu 43 - 44 tỷ USD trong cả năm nay. Để hỗ trợ doanh nghiệp, Hiệp hội Dệt may cũng đề xuất duy trì chính sách thuế VAT 8%; có giải pháp hỗ trợ người lao động như cho doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội 1 - 2 tháng; đồng thời có chính sách ưu đãi về điện, xăng dầu, đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động...
End of content
Không có tin nào tiếp theo