Nóng: Đề xuất 2 phương án về lương tối thiểu vùng năm 2021
Tỷ lệ chọi vào lớp 10 ở Hà Nội cao nhất đạt 1:8 / Quy định mới khiến học sinh 'hết cửa' vô tư chạy xe đạp điện, xe máy
Ảnh minh họa.
Tại cuộc họp, 2 phương án về tiền lương tối thiểu vùng năm 2021 đã được đưa ra để thảo luận.
Phương án 1: Khuyến nghị tiếp tục thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2020 đến hết năm 2021 (không điều chỉnh lương tối thiểu năm 2021).
Phương án 2: Từ 1/7/2021 (lùi 6 tháng so với thông lệ các năm trước), điều chỉnh bình quân 2,5% để duy trì, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động (tính trên cơ sở CPI năm 2021 dự kiến 4% trừ phần đã tăng vượt 1,51% của năm 2020).
Theo quy định, Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ nhóm họp kín hai hoặc ba phiên. Sau đó thống nhất và trình lên Thủ tướng xem xét quyết định việc tăng hay không tăng lương tối thiểu vùng.
Hội đồng Tiền lương quốc gia đã tổ chức phiên thứ nhất (họp kín), để bàn về phương hướng tiền lương tối thiểu năm 2021. Ảnh: Báo NLĐ
Lương tối thiểu vùng là gì ?
Tháng 7/2019, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã họp và chốt tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 ở mức 5,5% so với năm 2019. Cụ thể, người lao động làm việc ở các doanh nghiệp theo chế độ hợp đồng lao động sẽ được tăng lương từ 150.000 - 240.000 đồng.
Theo quy định hiện hành, mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Trong đó, mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất