Ông Công, ông Táo chưa kịp về trời, người tiễn đã về với tổ tiên
(DNVN) Ngày 23 tháng Chạp theo phong tục người dân cúng ông Công, ông Táo và thả cá chép để đưa hai ông về trời. Hai ông chưa kịp về trời thì người tiễn đã bị đuối nước.
“Thưởng Tết” giáo viên hàng chục triệu: Đắng ngắt! / Gia Lai: Lập đường dây nóng về trật tự an toàn giao thông dịp tết
Nạn nhân, một người ở Hải Dương, một người ở TPHCM. Cả hai đã tử nạn vì đuối nước khi thả cá chép đưa ông Công, ông Táo về trời. Cả hai đều trượt chân khi lội xuống sông thả cá.
Hai trẻ, một là con anh H (Hải Dương), một con chị N.A ( quận 9, TPHCM), cả hai cháu còn nhỏ tuổi chắc không bao giờ quên được giây phút, chỉ trong tích tắc mà cha, mẹ hai em vĩnh viễn ra đi. Hai em bỗng thành mồ côi mẹ khi tuổi đời còn quá nhỏ.
Nơi anh H (Hải Dương) tử nạn khi thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo (Ảnh:CTV)
Cách đây tròn một năm, ngày 8/2/2017, Hoàng Đức Hải sinh viên (thôn (Hồng Kỳ, xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) cũng đã về với tổ tiên khi nhảy xuống sông cứu ba mẹ con cô giáo Nguyễn Thị Loan (Trường HCS Hải Châu) trượt chân khi thả cá chép tiễn ông Công, ông Tảo về trời.
Nơi ba mẹ con cô giáo Loan trượt chân khi thả cá chép, được cứu sống (Ảnh: TL)
Cứu được ba mẹ con cô giáo Loan thì Hoàng Đức Hải kiệt sức do ngâm người trong nước lạnh quá lâu.
Nhìn cảnh người dân đứng trên cầu, lội xuống sông thả cá chép mà không ít người ngán ngẩm. Người thì bê cả ban thờ vứt xuống sông, người thì đứng trên cầu mở bịch nilon- gọi đúng là vứt cá chứ không phải là thả, là phóng sinh. Không biết những con cá chép có kịp về với nước sau khi được phóng sinh.
Thả cả ban thờ xuống sông, ý thức người dân kém quá (Ảnh:TL)
Nào túi nilon bỏ đầy bờ sông, trên cầu. Nhiều bạn trẻ lặng lẽ cầm tấm bảng ghi dòng chữ không bỏ túi nilon xuống sông để bảo vệ môi trường... không ít người dân vẫn makeno.
Thanh Thư
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo