Tin tức - Sự kiện

Quốc hội Việt Nam luôn tham gia tích cực vào các hoạt động của Diễn đàn APPF

Đặc biệt, việc Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự APPF-29 thể hiện trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam đối với ngoại giao nghị viện đa phương, thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như phục hồi kinh tế-xã hội sau đại dịch.

Phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra của năm 2021 / Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 6-10/12/2021

Nhận lời mời của Ngài Park Byeong Seug, Chủ tịch Quốc hội Đại Hàn Dân Quốc - nước chủ nhà Hội nghị thường niên lần thứ 29 Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF-29), Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu, sẽ tham dự Hội nghị theo hình thức trực tuyến từ ngày 13 - 15/12/2021.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệtham dự Hội nghị theo hình thức trực tuyến từ ngày 13 - 15/12/2021.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệtham dự Hội nghị theo hình thức trực tuyến từ ngày 13 - 15/12/2021.

Tại hội nghị này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ tham dự và phát biểu tại 2 phiên toàn thể quan trọng của Hội nghị về các vấn đề chính trị, an ninh và các vấn đề kinh tế, thương mại.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà, các vấn đề được đưa thảo luận tại hội nghị là những vấn đề rất thiết thực đối với hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở khu vực.Đặc biệt, việc Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự APPF-29 thể hiện trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam đối với ngoại giao nghị viện đa phương, thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như phục hồi kinh tế-xã hội sau đại dịch.

"Đối với các vấn đề an ninh, hòa bình và ổn định ở khu vực, chúng ta kêu gọi các nước tăng cường hợp tác đoàn kết để duy trì môi trường hòa bình, an ninh cũng như hợp tác khu vực. Nhất là đối với vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh hàng không, hàng hải ở các vùng biển, trong đó có Biển Đông. Chúng ta hợp tác với nhau, làm sao phòng chống đại dịch Covid một cách có hiệu quả nhất, chia sẻ nguồn vaccine, chuyển giao công nghệ và thực hiện tốt nhất thỏa thuận của COP26 vừa qua, thích ứng một cách hiệu quả đối với vấn đề về biến đổi khí hậu. Đối với các vấn đề kinh tế, chúng ta cũng đề nghị các nước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong khu vực để hài hòa hóa pháp luật, chuyển đổi số, chuyển đổi nền kinh tế và cùng nhau hợp tác, để thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch, kết nối số,xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, nền kinh tế xanh", Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho biết thêm.

Các bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng sẽ đưa ra các kiến nghị để các Nghị viện thành viên APPF tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, hiện thực hóa các vấn đề được nêu trong hội nghị.

Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF) do cựu Thủ tướng Nhật Bản Yasuhiro Nakasone sáng lập, là một diễn đàn dành cho các nghị sỹ, nghị viện các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương với mục tiêu hỗ trợ trực tiếp cho Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.

 

APPF hành động để thúc đẩy sự gắn bó và hợp tác khu vực hơn nữa với trọng tâm được hướng vào: Hợp tác vì sự phát triển hơn nữa của hoà bình, tự do, dân chủ, thịnh vượng; hợp tác mở và đồng đều nhằm mở rộng thương mại tự do, đầu tư, phát triển bền vững, các hoạt động môi trường hợp lý; hợp tác phi quân sự, là hoạt động sẽ dành sự quan tâm thích hợp đối với các vấn đề liên quan đến an ninh và hoà bình của khu vực.

APPF hiện có 27 nghị viện thành viên. Tôn chỉ, mục đích của APPF là hợp tác để gìn giữ hòa bình, phát triển, tự do, dân chủ, thịnh vượng; mở rộng và không loại trừ bất cứ phương thức hợp tác nào nhằm tăng cường hơn nữa tự do thương mại, đầu tư và phát triển bền vững; không hợp tác quân sự, các hoạt động của diễn đàn chỉ nhằm phát huy ý tưởng vì hòa bình, an ninh, phát triển; giữ gìn, thúc đẩy sự phát triển và giao lưu giữa các nền văn hóa của các dân tộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong quá trình phát triển, APPF thông qua những Tuyên bố mang tính dấu mốc lịch sử. Đến nay, APPF có 5 Tuyên bố, gồm:Tuyên bố Tokyo; Tuyên bố Vancouver; Tuyên bố Valparaiso; Tuyên bố "Tokyo mới"; Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn mới cho Quan hệ đối tác Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương được Hội nghị APPF 26 thông qua tại Việt Nam tháng 1/2018, đánh dấu kỷ niệm 25 năm thành lập APPF.

Tham gia Diễn đàn APPF từ tháng 1/1995, Quốc hội Việt Nam luôn tham gia tích cực vào các hoạt động của Diễn đàn này, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Dấu ấn đặc biệt chính là Quốc hội Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị APPF-13 vào tháng 1/2005 tại Hạ Long, Quảng Ninh. Hội nghị đã thu hút sự tham dự đông đảo của 22 Nghị viện thành viên và Nghị viện quan sát viên.

Hội nghị APPF 26 tổ chức từ 18 - 21/1/2018 tại Hà Nội với sự tham dự của 22 đoàn nghị viện thành viên, kể cả Việt Nam, 365 khách quốc tế, trong đó có 7 đoàn Cấp Chủ tịch Quốc hội, 10 đoàn cấp Phó Chủ tịch Quốc hội, đặc biệt có Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Tổng Thư ký IPU, nguyên Chủ tịch IPU. Thành công của Hội nghị APPF-26 là một điểm nhấn quan trọng trong công tác đối ngoại Quốc hội nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, góp phần vào những thành công chung về các hoạt động ngoại giao của Việt Nam. Đóng góp quan trọng của Quốc hội Việt Nam tại APPF 26 là bản Tuyên bố Tầm nhìn về sự phát triển của quan hệ đối tác nghị viện châu Á-Thái Bình Dương tới năm 2030.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm