Rà soát tiền sử tiêm chủng của học sinh để phòng dịch sởi
Do nhiều người chưa tiêm vaccine hoặc chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng sởi theo quy định nên số người mắc bệnh sởi vẫn chưa có dấu hiệu giảm.
Xuất hiện vùng áp thấp trên Biển Đông / Khánh Hòa: Người phụ nữ nhiễm trùng huyết nguy kịch vì cắt lễ
Từ đầu năm đến nay, số lượng bệnh nhân mắc sởi không ngừng gia tăng và có nhiều diễn biến phức tạp. Tại Hà Nội, theo số liệu từ đầu năm đến cuối tháng 4/2019, các địa phương ghi nhận 928 trường hợp mắc sởi, trong đó Hoàng Mai có 123 trường hợp, Thanh Xuân có 67 trường hợp, Nam Từ Liêm có 65 trường hợp, Hà Đông có 57 trường hợp, Đống Đa có 48 trường hợp, Ba Đình có 46 trường hợp, Thanh Trì có 46 trường hợp, Long Biên có 41 trường hợp…
Đáng nói, số trường hợp mắc sởi và vẫn chưa có dấu hiệu chững lại. Đáng nói, đa phần bệnh nhân chưa được tiêm vaccine hoặc chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng sởi theo quy định.
Ảnh minh họa.
Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi UBND các quận, huyện: Hoàng Mai, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Đống Đa, Ba Đình, Thanh Trì, Long Biên, Đông Anh, Hai Bà Trưng, yêu cầu tiếp tục tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi. Lý do vì đây là những quận, huyện có số ca mắc sởi cao và vẫn đang có xu hướng tăng.
Sở Y tế đề nghị UBND quận, huyện có số ca mắc sởi cao nói trên tập trung chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn huy động lực lượng phối hợp với cán bộ y tế tại địa phương thường xuyên tiến hành rà soát tiền sử tiêm chủng của các trẻ trong diện tuổi tiêm chủng để có kế hoạch tiêm vét đủ mũi vaccine theo quy định. Cùng đó, phải chỉ đạo các trường mầm non, mẫu giáo và tiểu học trên địa bàn thường xuyên thực hiện việc rà soát tiền sử tiêm chủng của các trẻ đang theo học tại trường. Đối với những trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ, nhà trường phải khuyến cáo để phụ huynh cho con em đi tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng bệnh.
Triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ em và người lớn đều có đặc trưng là sốt, viêm đường hô hấp trên, viêm kết mạc và phát ban. Khi bệnh nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm giác mạc, tiêu chảy, tử vong...
Để phòng tránh bệnh sởi, cần tiêm vaccine đúng và đủ liều: Tiêm chủng 2 mũi cho trẻ độ tuổi tiêm chủng, mũi 1 từ 9 – 12 tháng tuổi, mũi 2 từ 18 – 24 tháng.
Đối với những người mắc bệnh sởi cần cách ly người bệnh và vệ sinh cá nhân kỹ sau khi tiếp xúc. Sử dụng khẩu trang N95 cho người bệnh, người chăm sóc, nhân viên y tế. Thời gian cách ly từ lúc nghi ngờ sởi đến ít nhất sau khi phát ban 4 ngày. Cần tăng cường vệ sinh cá nhân, sát trùng mũi họng, giữ ấm, nâng cao thể trạng.
Theo Minh Đức/VTV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Cột tin quảng cáo