Rau Đà Lạt tăng sản lượng cung cấp ra các tỉnh phía Bắc
Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhờ tính ổn định / Kiều bào với khát vọng xây dựng đất nước hùng cường - Bài 1: Nguồn lực to lớn và quý giá

Cụ thể, trong mấy ngày qua, nhiều đơn vị cung ứng nông sản tại thành phố Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng đã tăng khoảng 30% lượng nông sản xuất bán đi các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là các mặt hàng rau, củ, quả có thể bảo quản được dài ngày. Theo đại diện vựa rau Vạn Hạnh (phường 8, thành phố Đà Lạt), trung bình mỗi ngày đơn vị này cung ứng khoảng 10 tấn rau củ cho hệ thống các siêu thị nhưng mấy ngày nay đã tăng khoảng 20 – 30% lượng rau củ cung cấp ra thị trường. Tương tự, Công ty Nông sản Phong Thúy (huyện Đức Trọng), hiện tại cũng được siêu thị đặt hàng tăng thêm các loại rau, củ, quả và giảm rau ăn lá để cung ứng cho người dân đang có nhu cầu tích trữ.
Theo Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, hiện tại các sản phẩm rau, củ, quả của địa phương có giá bán tương đối ổn định; trong đó, một số mặt hàng có mức tăng nhẹ so với tuần trước như súp lơ xanh 22.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng/kg; bó xôi 24.000 đồng/kg, tăng 6.000 đồng/kg; ớt chuông Đà Lạt 25.000 đồng/kg, tăng 7.000 đồng/kg. Một số loại rau củ giữ giá ổn định như cải thảo 3.000 đồng/kg, su hào 5.000 đồng/kg, đậu leo 10.000 đồng/kg, củ dền 7.000 đồng/kg…
Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, diện tích gieo trồng rau các loại của tỉnh Lâm Đồng đạt hơn 40.000 hecta, sản lượng ước đạt 786.884 tấn, tăng 2,89% so với cùng kỳ. Hầu hết diện tích rau các loại được trồng thâm canh tại thành phố Đà Lạt, huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương và Lâm Hà.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Đà Nẵng đón hơn 600.000 lượt khách dịp lễ 30/4 - 1/5
Nghiên cứu xây dựng tuyến tàu điện Đà Nẵng – Hội An – Tam Kỳ - Chu Lai
Người dân cần lưu ý: Từ ngày 1/6/2025, chỉ cấp thẻ BHYT giấy cho 3 trường hợp đặc biệt
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nhộn nhịp du khách dịp lễ 30/4 – 1/5
Cánh cửa mở ra chương phát triển mới cho 'Hòn ngọc Viễn Đông'

Hạt nhân kết nối cảng biển và logistics miền Trung - Bài 1: Động lực phát triển kinh tế