Rau VietGAP “rởm” biến hình vào siêu thị: Khi niềm tin bị "đánh cắp"?
Tài chính nhúng thúc đẩy xu hướng M&A trong ngành dịch vụ tài chính / Quy định mới về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội giai đoạn 2022 - 2024
Xử lý nghiêm hành vi giả mạo nhãn mác
Theo điều tra của phóng viên báo Tuổi trẻ, tại cơ sở sơ chế rau của Công ty TNHH MTV Viager, từ khoảng 11h đêm đến 3h sáng mỗi ngày có nhiều người chạy xe máy chở các loại rau ăn lá - trái - củ tới giao cho công nhân nhận và tiếp tục sơ chế, đóng gói vào bịch nhỏ, khay hoặc túi lưới. Sau đó dán tem nhãn "Rau củ quả Đà Lạt", kèm thông tin Công ty TNHH nông sản Trình Nhi.
Đặc biệt trên tem của đơn vị này còn có logo biểu thị rau củ đạt chuẩn VietGAP. Tuy nhiên, theo điều tra của phóng viên, rau không phải được cung cấp từ vùng trồng đạt chuẩn VietGAP. Hiện các lực lượng chức năng đang tiến hành điều tra làm rõ thông tin trên.
"Ngay sau khi nhận được thông tin, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức họp cũng như làm rõ xác định có hay không hành vi vi phạm. Hiện nay vụ việc đang trong quá trình làm rõ", ông Hà Trung Cang - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh cho biết.
Siết chặt kiểm tra nguồn gốc rau
Rau sạch, rau đạt tiêu chuẩn VietGAP sẽ có giá bán đắt hơn nhiều so với rau thông thường. Với người tiêu dùng, chất lượng rau như thế nào chỉ được nhìn qua bằng bao bì, tem truy xuất. Hiện các siêu thị đang rà soát lại quy trình giám sát chất lượng các nhà cung cấp, để minh bạch chất lượng rau.
Để có mặt trên kệ hàng của siêu thị Co.op mart, các lại rau-củ-quả được kiểm soát từ nơi trồng đến nhập kho. Một lượng lớn mẫu sản phẩm sẽ được chọn ngẫu nhiên gửi các trung tâm kiểm soát kiểm định phân tích sâu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các yếu tố vi sinh theo chuẩn VietGAP.
"Đối với những nhà cung cấp có tiêu chuẩn VietGAP thì thực hiện nghiêm túc vấn đề công bố các danh sách thành viên, cũng như xây dựng quy trình kỹ thuật sơ chế chế biến dưới sự giám sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa phương đó", ông Trần Công Hiếu - Phó Giám đốc Co.op mart Bà Rịa cho biết.
Hiện các siêu thị đang rà soát lại quy trình giám sát chất lượng các nhà cung cấp, để minh bạch chất lượng rau (Ảnh minh hoạ)
Còn đại diện các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ để kiểm tra kiểm soát chất lượng sản phẩm, chỉ đặt hàng dựa trên sản lượng cơ sở sản xuất có thể cung ứng được. Cùng với đó là sự giám sát tại địa phương của chính quyền để quản lý chất lượng của cơ sở sản xuất.
"Chúng tôi đưa lên hàng đầu những tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm để người tiêu dùng có lòng tin đối với nhà bán lẻ", bà Vũ Thị Hậu - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết.
Cục Trồng trọt yêu cầu 12 đơn vị có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận VietGAP trong thời hạn 5 ngày phải báo cáo lại quá trình hoạt động cấp phép của mình và sẽ tiến hành thanh tra đột xuất để ngăn chặn tình trạng giả mạo nhãn mác đối với rau dán nhãn VietGAP vốn được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.
Người dân lo lắng về chất lượng rau
Với người tiêu dùng đi siêu thị mong sao chọn những mớ rau xanh cho gia đình kể cả có đắt hơn một chút nhưng phải có nguồn gốc, nhãn mác cũng như chứng nhận VietGAP thì mới mua.
Nhưng rau sạch dởm "biến hình" vào siêu thị bị phát hiện như vừa rồi thì thực sự mất niềm tin. Liệu có bao nhiêu nhà cung cấp làm ăn gian dối, còn bao nhiêu siêu thị đang là nạn nhân của các nhà cung cấp ấy và làm sao để rau sạch thực sự được đưa đến người tiêu dùng?
"Khi vào siêu thị để mua, mình đã đặt trọn vẹn niềm tin cho nguồn gốc xuất xứ của rau, đối với những nhà cung cấp, phân phối rau cho siêu thị. Sau sự việc vừa qua, tôi cảm thấy sức khỏe không được đảm bảo dù giá tiền chênh lệch cao hơn nhiều so với hàng mua ở chợ", chị Hồ Thị Khánh Huyền (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết.
Trong khi đó, chị Đô Thị Quỳnh Thơ (Tây Hồ, Hà Nội) nói trước đây rất tin tưởng vào siêu thị nhưng sau khi biết thông tin rau bên ngoài bị tuồn vào, tự cảm thấy mình bị lừa dối.
Chị Đinh Thị Diễm Quỹnh nhấn mạnh phải phạt nặng chứ không thể răn đe bởi nếu không vấn đề này còn tồn tại lâu. Người tiêu dùng bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Người tiêu dùng đi siêu thị mong sao chọn những mớ rau xanh cho gia đình kể cả có đắt hơn một chút nhưng phải có nguồn gốc, nhãn mác cũng như chứng nhận VietGAP thì mới mua (Ảnh minh hoạ)
Theo Luật sư Trần Minh Kiên (đoàn Luật sư Hà Nội), hành vi sản xuất hàng giả mạo, nhãn hàng hoá, bao bì hàng hóa thì mức xử phạt hành chính thấp nhất từ 2-5 triệu đồng, nặng nhất lên tới 50 triệu đồng (nếu như không bị truy cứu trách nhiệm hình sự). Nếu là hành vi làm giả hàng hóa là thực phẩm thì tổ chức cá nhân vi phạm còn bị phạt gấp 2 lần.
Người tiêu dùng sẵn sàng chi nhiều tiền hơn, trả giá cao hơn để mua "rau sạch", "rau an toàn" và "đạt chuẩn VietGAP" bán tại các siêu thị. Nhưng họ không thể ngờ rằng một số công ty, đơn vị phân phối đã đi gom rau ở chợ, dán nhãn VietGAP rồi bán cho siêu thị.
Vậy cần làm gì để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? Quy trình rất cần sự giám sát một cách trách nhiệm hơn nữa của nhà cung cấp, các siêu thị, cơ quan chức năng... để bảo vệ những đơn vị sản xuất rau chân chính và người tiêu dùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh